Thị trường chứng khoán "Chờ" hiệu ứng dịp Tết âm lịch năm 2022.
Hiệu ứng Tết Âm lịch luôn là một trong những bất thường của thị trường chứng khoán khi tỷ suất sinh lời xung quanh các ngày Tết Âm lịch luôn tăng cao một cách bất thường. Tuy nhiên, với những biến động rung lắc của thị trường như hiện nay, liệu các phiên cận Tết 2022 có khiến các nhà đầu tư chốt lời hiệu quả?
Theo các chuyên gia chứng khoán, các ngày lễ thường có tác động tích cực đến tâm lý, đặc biệt Tết Nguyên đán lại là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của Việt Nam. Sau khi kết thúc năm cũ và nhận được tiền thưởng cuối năm, nhà đầu tư đang trở nên tự tin hơn và sẵn sàng đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao.
Trong những dịp Tết trước đây, thống kê từ các công ty chứng khoán đều cho rằng, giai đoạn 5 ngày trước Tết, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trung bình đạt tỷ suất lợi nhuận lần lượt cao hơn 0,25% và 0,3% so với những ngày thường. Thực tế là thứ 6 ngày 21/1, VN-index và HNX đều tăng.
Trong những năm gần đây từ 2020, những con sóng xuất hiện quanh dịp Tết thường diễn ra liên tục khiến các nhà đầu tư không khỏi chú ý đến biến động thị trường trong giai đoạn này.
Gần nhất, dịp Tết 2020, thị trường đã ghi nhận mức tăng điểm khá tốt nhờ 3 nhân tố chính hỗ trợ, bao gồm: thông tin tích cực về hoạt động kinh doanh của nhóm ngân hàng; dòng vốn khối ngoại đổ vào thị trường và kết quả kinh doanh quý IV/2021. Các nhà đầu tư bám sát thị trường cũng kiếm được những khoản lợi nhuận không tồi.
Đặc biệt, khép lại năm 2021, mức tăng trưởng 35.57% của VN-Index là mức tăng cao nhất của thị trường chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là thành tích tốt thứ 2 của VN-Index trong 10 năm gần đây.
Thị trường chứng khoán tăng trưởng trong 10 năm gần đây.
Ngoài ra, trước đó thông tin tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, các đại biểu Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng. Như một đòn bẩy thông tin tích cực cho thị trường chứng khoán.
Chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gồm có chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách khác.
Về chính sách tài khóa gồm có chính sách miễn, giảm thuế: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Về chính sách tiền tệ, dự thảo Nghị quyết nêu rõ: Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính toán hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5%-1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
Theo đánh giá của các chuyên gia chứng khoán, sóng thị trường quanh dịp Tết âm lịch, ngoài yếu tố tâm lý, nhà đầu tư còn mang tính chất logic khi giai đoạn sau là giai đoạn các hoạt động tái cơ cấu danh mục diễn ra khá mạnh, luồng tiền sẽ có xu hướng chạy vào những cổ phiếu được dự đoán hoạt động tốt trong năm vừa qua 2021.
Ngoài ra, sóng của thị trường trong dịp đầu năm cũng phụ thuộc vào dự đoán của nhà đầu tư về tình hình kinh tế chung của năm đó và thị trường chứng khoán, nhưng các biến động của nó thường diễn ra sớm hơn một chút.
Đầu tư cổ phiếu nào?
Trước diễn biến đầy tích cực của thị trường trong phiên cuối tuần ngày 21/1/2022 các chuyên gia cho rằng, với nhiều yếu tố hỗ trợ từ nền kinh tế vĩ mô cùng với việc kênh chứng khoán vẫn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư (Trong khi thị trường tiền ảo đang lao dốc) . Thị trường có thể đạt những đỉnh mới, nhất là khi nhà đầu tư đã bình tĩnh trở lại sau đợt xả hàng quyết liệt, cộng thêm khối ngoại liên tiếp mua ròng (Từ tuần 17/1 - 21/1/2022, khối ngoại đã mua vào 209,46 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 8.570,14 tỷ đồng, tăng 7,43% về lượng.)
Cũng theo chuyên viên phân tích, các mã cổ phiếu của các công ty vốn hoá vừa và nhỏ cũng vẫn là sự lựa chọn đáng lưu ý trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng nhẹ trong năm 2022.
Do đó lựa chọn những cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ, giá tốt và mức độ thanh khoản cao là lựa chọn tối ưu mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng. Cổ phiếu PGT Holdings (mã chứng khoán HNX: PGT) là một trong những cổ phiếu được kỳ vọng "nhảy vọt" trong năm 2022.
Về giá của doanh nghiệp, PGT Holdings có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar: Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Về cổ phiếu PGT, thông tin công bố của doanh nghiệp, PGT Holdings luôn mang đến độ minh bạch trong thông tin, là một doanh nghiệp luôn cung cấp những thông tin chính xác và đã được kiểm chứng tới các nhà đầu tư.
PGT Holdings đưa ra những bức tranh tài chính công khai tới công chúng. Công ty không phủ nhận việc kinh doanh chưa khả quan trong năm 2020, do những tác động cả mặt chủ quan và khách quan của dịch bệnh Covid 19, tuy nhiên sự nỗ lực là chưa bao giờ dừng lại. Đặc biệt quý 3/2021, PGT Holdings đã tiếp tục báo lãi trong lĩnh vực kinh doanh.
Thêm vào đó, PGT Holdings còn thực hiện kế hoạch giao dịch cổ phiếu quỹ trong tháng 1/2022. Cụ thể 230, 296 cổ phiếu, sẽ được PGT Holdings chào bán dự kiến bắt đầu giao dịch: 14/01/2022 đến ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 11/02/2022. Số tiền thu được sẽ giúp PGT cơ cấu lại nguồn vốn và giúp hoạt động kinh doanh được phát triển hơn nữa.
Đặc biệt PGT Holdings còn bật mí sắp tới doanh nghiệp sẽ tiếp tục chào đón thêm một cổ đông lớn người Nhật Bản nữa rót vốn vào để phát triển công ty hơn nữa. Vì thế đó là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, rót vốn vào PGT Holdings để sinh lời, ăn lên làm ra trong thời gian tới. PGT Holdings tin rằng, một bức tranh tài chính với những chỉ số kế toán tích cực sẽ giúp PGT Holdings phát triển "nhảy vọt" trong năm 2022.
Đó chính là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn vào PGT Holdings để sinh lời, ăn lên làm ra trong thời gian tới.
Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.