Thị trường chứng khoán đầu năm 2022 có ổn định hơn 2021?
Với một số lượng lớn nhà đầu tư F0 tăng lên mỗi tháng và dòng tiền đổ vào thị trường ngày càng sục sôi, nhiều cổ phiếu đã vượt xa so với giá trị thực của doanh nghiệp. Liệu thị trường chứng khoán có tăng trưởng ổn định hơn trong giai đoạn đầu năm 2022 so với 2021?
Thị trường chứng khoán vừa trải qua một năm thắng lợi khi gia tăng một cách kỷ lục. Bài toán "ba chữ cái" được kỳ vọng sẽ sôi động hơn bao giờ hết khi tài khoản nhiều nhà đầu tư có lợi nhuận x2, x3 đáng mơ ước.
Bất chấp ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Chứng khoán Việt Nam đã có một năm 2021 đầy thăng hoa khi chỉ số VN-Index tăng 35,73% lên 1.498,28 điểm, mức tăng mạnh nhất từ năm 2017 tới nay. Diễn biến tích cực của thị trường năm qua đã đưa VN-Index trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh thứ 7 trên toàn thế giới.
Đà tăng ấn tượng của thị trường có sự đóng góp luân phiên của nhiều nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản…
VN-Index lọt top 7 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2021
Theo số liệu từ Bloomberg, tại mức điểm 1.498,28, định giá P/E của VN-Index hiện lên xấp xỉ 17,5 lần. Đây là mức định giá chưa quá cao nếu so với giai đoạn đầu năm 2018 (P/E khoảng 22), trong khi tốc độ tăng trưởng EPS của các doanh nghiệp được dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực trên 20% (dự báo tổng hợp từ các CTCK) trong năm 2022.
Với đà tăng mạnh mẽ trong nửa đầu năm, vốn hóa HoSE hiện đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 1,8 triệu tỷ đồng so với đầu năm.
Sự bùng nổ về thanh khoản thị trường có vai trò quan trọng từ lớp nhà đầu tư mới, hay còn gọi là nhà đầu tư "F0". Số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết trong 11 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 1,3 triệu tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng số tài khoản mở mới trong 4 năm trước đó cộng lại.
Số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước mở mới bùng nổ trong năm 2021
Năm 2021 tiêu biểu nhất cho xu hướng sôi động này là sự bứt phá của hàng loạt cổ phiếu có thị giá "trà đá’’ đã bứt tốc mạnh mẽ, nhiều mã tăng đến 1.000-2.000%. Rất nhiều mã ‘’họ nhà Louis’’ hay ‘’món quà của thượng đế’’… đều có những thời điểm tạo đỉnh cây thông rồi giảm mạnh, khi tăng nhanh, khi giảm sốc chỉ trong một thời gian ngắn.
Sự ổn định trong đầu tư luôn là mong muốn của đại đa số. Bên cạnh những nhà đầu tư ăn nên làm ra nhờ cổ phiếu đầu cơ cũng không ít người phải cay đắng cắt lỗ khi lỡ đu đỉnh bank, thép... Khiến các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã và đang nhận được sức hút mạnh mẽ của các ‘’nhà lướt sóng’’ trong năm 2021 vừa qua. Vậy làm sao để giữ sự ổn định cho danh mục đầu tư trong năm 2022?
Nhiều người cho rằng thị trường đang tăng trưởng quá mức và sẽ có một hiệu ứng cảnh tỉnh cho các nhà đầu cơ vào đầu năm 2022. Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư nên:
Quan sát hướng chảy của dòng tiền
Theo chia sẻ, cổ phiếu đầu cơ thường "chạy" theo nhóm, có nghĩa dòng tiền sẽ cùng lúc chảy vào một vài cổ phiếu thay vì chỉ một mã riêng lẻ. Khi đó, dù không phải cổ phiếu mình nắm giữ, song nhà đầu tư cần quan sát kỹ cả nhóm đó. Nếu nhìn thấy có dấu hiệu giảm ở một cổ phiếu nào đó, rất có thể trend tăng giá của cả nhóm cổ phiếu đã sắp kết thúc.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý cổ phiếu có thanh khoản đang cao bỗng giảm đột ngột. Khi đó, rất có thể nhóm dẫn dắt đã "rút chân" ra khỏi cổ phiếu và nhà đầu tư cũng hết sức thận trọng khi nắm giữ cổ phiếu.
Không vội vàng bắt đáy cổ phiếu để tránh hứng nhầm dao rơi
Nhiều nhà đầu tư thường có xu hướng bắt đáy, "ăn" vòng 2 khi cổ phiếu đầu cơ điều chỉnh giảm 30-40%. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng hành động này vô cùng rủi ro, bởi đáy của cổ phiếu đầu cơ hoàn toàn không có giá trị. Vì vậy, khi mua cổ phiếu đầu cơ cần lưu ý chỉ mua theo chiều lên chứ không bắt chiều xuống.
Đầu tư vào các mã cổ phiếu có giá trị bền vững lâu dài
Nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức về chứng khoán, nắm bắt các quy định và phải xem xét thấu đáo nội tại các doanh nghiệp. Ví dụ như công ty cổ phần PGT Holdings (mã PGT, sàn HNX). Bằng những nỗ lực trong kinh doanh dưới sự lãnh đạo của CEO người Nhật Bản, cùng những triết lý "Giá trị bền vững". PGT Holdings tự tin những dự định và kế hoạch cho năm 2022, PGT tiếp tục vượt qua mọi thách thức để giữ vững sự ổn định và phát triển trong hoạt động của công ty, thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông và nhà đầu tư.
Đợt đại dịch năm 2021 vừa qua, PGT Holdings cũng đã thành công trong việc triển khai dự án: "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí, hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh"; được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản, hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Ngoài những đóng góp về mặt kinh tế, các doanh nghiệp còn đóng góp giá trị nhân văn to lớn, những giá trị cộng đồng thiết thực nhất trong giai đoạn khó khăn. Đó cũng chính là phương trâm, triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings, không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam mà còn tích cực tham gia các công tác xã hội. Góp một phần công sức nhỏ bé của mình vì cộng đồng chung.
Hình ảnh dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí, hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh".
"Thông qua việc hỗ trợ hệ thống y tế bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển, PGT mong rằng có thể lan tỏa năng lượng tích cực, thay mặt người dân Nhật Bản muốn thực hiện dự án nhỏ này để gửi đến Việt Nam những lời động viên chân thành nhất. PGT mong muốn sẽ tiếp tục đóng góp, thực hiện các hoạt động từ thiện để có thể mang lại nhiều hơn những điều tốt đẹp cho xã hội, mong rằng Nhật Bản và Việt Nam sẽ có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực hơn nữa trong thời gian tới." - Nội dung được trích dẫn từ bài phỏng vấn (FBNC) của Ông Kakazu Shogo, CEO của PGT Holdings.
Bên cạnh đó sang năm 2022, với những hoạch định đã được lên kế hoạch và tiếp tục phát huy, duy trì những dự án của năm 2021, PGT Holdings tin rằng sẽ luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư tạo ra nhiều cú bứt phá hơn nữa về các chỉ số. Thêm vào đó, sẽ những dự án cộng đồng của năm 2022 được PGT Holdings ấp ủ và sẽ thực hiện trong thời gian tới. Để góp một phần nhỏ bé của doanh nghiệp đến những giá trị chung của cộng đồng.
PGT Holdings sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)
Đặc biệt những về phương châm tạo nên "Giá trị bền vững" của doanh nghiệp sẽ luôn là kim chỉ nam cho sự phát triển dài lâu của PGT Holdings. Qua đó cho thấy việc đầu tư dài hạn vào công ty M&A như PGT Holdings là sáng suốt và có tiềm năng lớn trong tương lai, các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/01/2022, cổ phiếu PGT có giá 11.100 VND.
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật Bản đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar - Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới đang gánh chịu những tác động lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2019, tuy nhiên, Công ty đã lên kế hoạch kinh doanh nhằm cải thiện lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước tiên, PGT cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực M&A. Với BMF, PGT đang lên kế hoạch trong tương lai sẽ thực hiện cho vay tài chính như cho vay bằng điện thoại thông minh, để có thể mở rộng phạm vi cho vay trên toàn thành phố Yangon khi Myanmar bình thường hóa trở lại. Việc này có thể mở rộng đáng kể mục tiêu và giúp việc liên kết các dịch vụ với doanh nghiệp phi tài chính trở nên dễ dàng.
Đối với hoạt động trong nước, Công ty con Vĩnh Đại Phát hiện đang thu mua hoạt động kinh doanh di động và công nghệ và sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.
Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để sẵn sàng hiện đại hóa và hợp tác phát triển với các ông lớn trên thế giới, Việt Nam đang cho thấy sự hấp dẫn không giới hạn của quốc gia về đầu tư và mở rộng kinh doanh, qua đó việc đầu tư vào công ty M&A như PGT Holdings là rất cần thiết và có tiềm năng lớn trong tương lai.
Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.