Thị trường chứng khoán năm 2021: Tăng trưởng về chất và lượng

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 30/12/2021

Nhiều chuyên gia nhận định xét về triển vọng dài hạn của thị trường chứng khoán, sự gia nhập của nhà đầu tư trong nước ngày càng tăng là báo hiệu tốt cho sự phát triển liên tục của thị trường.

Dù năm 2021, khối ngoại bán ròng mạnh, nhưng trong dài hạn khối ngoại sẽ không thể bỏ qua sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.

photo-1640790357626

Thị trường chứng khoán Việt Năm, những mốc son đáng nhớ

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn đối với đời sống-xã hội Việt Nam do tác động của dịch COVID-19, lần đầu tiên kinh tế tăng trưởng âm 6,7% trong quý 3, khiến GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42%.

Song trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán lại ghi dấu một năm tăng cả về "lượng và chất’’ với các mốc kỷ lục mới được xác lập trên chặng đường phát triển 21 năm.

Đánh giá về thị trường năm 2021, các chuyên gia chứng khoán nhận định: hiện nay, vốn hóa thị trường đã đạt hơn 7,5 triệu tỷ đồng, tăng trên 45% so với cuối năm 2020 và xấp xỉ bằng 100% GDP.

Đăc biệt dấu ấn lớn nhất phải kể đến đó là VN-Index lần đầu tiên vượt mốc 1.500 điểm (ngày 26/11), đánh dấu "đỉnh lịch sử" về chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, số tài khoản mở mới cũng đạt kỷ lục, với hơn 1,3 triệu tài khoản (trong 11 tháng), cao gấp 3,3 lần số lượng mở mới năm 2020.

photo-1640790360560

Số lượng tài khoản chứng khoán được mở qua các năm

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Việt Nam, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước tính đến cuối năm 2021 đạt trên 4 triệu tài khoản (tương đương gần 4% dân số cả nước).

Sự hưng phấn của thị trường với các giao dịch tăng vọt đã dẫn đến tình trạng liên tục xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh. Tuy nhiên, việc hệ thống giao dịch mới của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức được đưa vào vận hành kể từ đầu tháng 7/2021 đã giải tỏa nút thắt về thanh khoản trong giai đoạn trước đó, khiến cho thanh khoản trung bình mỗi phiên trên sàn HOSE gia tăng đều đặn cả về giá trị và khối lượng giao dịch.

Với sự "bùng nổ" về số tài mở mới, thanh khoản thị trường cũng tăng trưởng chưa từng có. Thanh khoản thường xuyên ở mức 1 tỷ USD, đặc biệt lập kỷ lục trong phiên ngày 23/12 với gần 53 nghìn tỷ đồng, tương ứng gần 2,3 tỷ USD.

Tổng giá trị giao dịch trung bình từ đầu năm đến nay trên 3 sàn đạt khoảng 27.000 tỷ đồng/phiên, cao gấp 3,5 lần mức trung bình phiên của năm 2020; trong đó giá trị khớp lệnh trung bình đạt khoảng 24.500 tỷ đồng/phiên, tăng gần 300% so với cùng kỳ. Thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam được ghi nhận đã vượt cả Singapore, thậm chí có những phiên vượt cả Thái Lan, dù GDP của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan.

photo-1640790362884

Nhưng tuy nhiên, thị trường chứng khoán trong năm qua là việc nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng. Tổng khối lượng giao dịch của khối ngoại từ đầu năm đến thời điểm hiện tại đạt gần 65.000 tỷ đồng và vượt xa so với mức bán ròng gần 19.000 tỷ đồng của cả năm 2020.

photo-1640790364909

VN-Index kỳ vọng tăng trưởng & cổ phiếu triển vọng cho năm 2022

Các chuyên gia đưa ra dự báo dựa trên kịch bản năm 2022 nền kinh tế Việt Nam sẽ dần lấy lại đà tăng trưởng kinh tế như giai đoạn trước dịch, nhưng đi cùng với mức lạm phát cao. Lãi suất có thể tăng nhẹ nhưng nhìn chung vẫn giữ ở mức thấp nhờ thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh như vậy, thị trường chứng khoán có thể tăng 15%-20%, nhìn chung sẽ là một kênh đầu tư hấp dẫn, nhất là với các nhà đầu tư cá nhân.

Bên cạnh đó, ngày 11/12, Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) Việt Nam chính thức ra mắt – đánh dấu một cột mốc phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. VNX phải tích hợp những triết lý phát triển của HOSE và HNX để tạo ra được giá trị phát triển mới, nâng tầm phát triển trong giai đoạn mới.

"VNX ra đời sẽ thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường. Đặc biệt, sự ra đời của VNX sẽ thống nhất các mảng thị trường chứng khoán Việt Nam còn phân tán, từ đó tăng quy mô, vị thế của thị trường chứng khoán, hội tụ đủ tiêu chuẩn để hội nhập và liên kết quốc tế, thu hút tốt hơn dòng vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo môi trường thông thoáng, công khai, minh bạch, hiệu quả hơn nữa, làm sao để thị trường hoạt động an toàn và hiệu quả, đủ sức chống chịu những cú sốc của nền kinh tế. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật, đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư."

Dấu ấn pháp lý của thị trường

Đầu năm 2021, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi và các nghị định hướng dẫn Luật cùng có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.

Ở cấp thi hành, Thông tư số 57/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính chọn ngày 20/7/2021 - ngày thị trường chứng khoán Việt Nam tròn 21 năm khai mở - làm ngày công bố lộ trình sắp xếp lại các thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo lộ trình, chậm nhất đến hết ngày 31/12/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thống nhất tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu và chứng khoán phái sinh.

Với Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, chậm nhất đến hết ngày 30/6/2025, phải thống nhất tổ chức thị trường giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm niêm yết, thị trường giao dịch cổ phiếu của tổ chức đăng ký giao dịch.

Bàn về đầu tư cổ phiếu trong năm 2021, cổ phiếu PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT), được nhiều nhà đầu tư Fn (nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm) nhận định như một điểm sáng nổi bật so với các doanh nghiệp cùng ngành của sàn HNX.

Với xuất phát điểm PGT Holdings có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật Bản đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Với lợi thế là là một doanh nghiệp hoạt động cốt lõi trong lĩnh vực M&A, dưới sự lãnh đạo của Ban quản trị người Nhật Bản_ Việt Nam. PGT Holdings đang từng bước vững chắc, cùng định hướng phù hợp cho từng giai đoạn để đem lại doanh thu tốt nhất cho công ty.

Ngoài ra cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Giai đoạn 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar - Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực

Năm 2021, ghi dấu ấn với thông tin: Vĩnh Đại Phát (công ty thành viên) sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Cổ phiếu của PGT Holdings có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 4/1/2021 với mức giá 2,900 VNĐ, một mức giá khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ cùng những định hướng kinh doanh đúng đắn cho từng thời kì, đặc biệt dưới sự dẫn dắt của CEO người Nhật Bản Ông Kakazu Shogo, người có kinh nghiệm 10 năm tại thị trường Việt Nam, PGT đã xuất sắc nâng mức giá tai thời điểm ngày 24/12 là 12,000 VNĐ (tăng giá trị cổ phiếu hơn 4 lần so với quý 1).

photo-1640790367276

Thêm vào đó, nhìn lại năm 2021 PGT Holdings có những sự kiện đáng nhớ như: Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Tuy là một dự án nhỏ nhưng lại mang một thông điệp vô cùng to lớn mà đó cũng chính là phương châm và triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings "Giá trị bền vững của doanh nghiệp."

photo-1640790369780

Hội thảo trực tuyến thể hiện kinh nghiệm sâu sắc trong thị trường chứng khoán của PGT Holdings mang tên Asset Operation Expo-Vietnam. Với những chia sẻ của ông Kakazu Shogo liên quan đến chiến lược đầu tư chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn cuối năm 2021, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn. Từ đó, lựa chọn những mã cổ phiếu tốt đem lại lợi nhuận dài hơi trong tương lai.

photo-1640790372518

Bên cạnh đó, sự kiện công ty cổ phần PGT HOLDINGS đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT và trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Cũng góp một phần không nhỏ khẳng định giá trị của PGT Holdings, PGT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.

Với những dự định và kế hoạch cho năm 2022 sắp được bật bí trong thời gian tới, PGT Holdings tiếp tục vượt qua mọi thách thức để giữ vững sự ổn định và phát triển trong hoạt động của công ty, thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra.

Follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai

Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.