Thị trường chứng khoán năm 2022: Đòn bẩy cho cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ “Ăn nên làm ra”

Đầu tư và Tiếp thị
07:51 AM 03/01/2022

Chỉ số chứng khoán VN-Index chính thức khép lại năm 2021 với mốc 1.498,28 điểm, tăng gần 395 điểm (+36%) trong vòng 1 năm.

photo-1641170805800

Phiên giao dịch đầu tiên năm mới 2021, ngày 4/1/2021, diễn ra bùng nổ khi dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, đẩy các chỉ số tăng mạnh. Chốt phiên, VN-Index tăng 16,6 điểm, lên 1.120,47 điểm; HNX-Index tăng 3,16 điểm, lên 206,28 điểm; UPCoM-Index giảm 0,25 điểm, xuống 74,2 điểm.

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm dương lịch 2021, sắc xanh tăng trưởng lan tỏa ở phần lớn thời gian. Khép phiên 31/12/2021, chỉ số chứng khoán VN-Index chính thức tăng thêm hơn 12 điểm, cán mốc 1.498,28 điểm,(tương đương tăng gần 395 điểm (+36%) trong vòng một năm qua) HNX-Index tăng 12,34 điểm (2,67%) lên 473,99 điểm, UPCoM-Index tăng 1,07 điểm (0,96%) đạt 112,63 điểm., đồng thời nằm sát mốc kỷ lục lịch sử 1.500,81 điểm (25/11/2021). Theo ghi nhận, hai chỉ số khác là HNX-Index và UPCoM-Index cũng ghi nhận tỷ lệ tăng đáng kể trong năm 2021, trong đó, HNX-Index (tăng 133,3%) lên 473,99 điểm còn UPCoM-Index (tăng 51%) 112,63 điểm.

Với diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán, khép lại phiên giao dịch cuối năm, Việt Nam chính thức có 52 doanh nghiệp có vốn hóa tỉ USD đang được niêm yết, trong đó Vietcombank (VCB), Vinhomes (VHM) và Vingroup (VIC) lọt vào top 3 "câu lạc bộ" vốn hóa trên 10 tỉ USD.

Thị trường cổ phiếu đạt mức vốn hóa hơn 7,7 triệu tỉ đồng (tính đến ngày 28/12), tăng 46% so với cuối năm trước, tương đương 122,8% GDP năm 2020. 

photo-1641170810417

Những số liệu ấn tượng của thị trường chứng khoán 2021

Bên cạnh đó, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu cũng tiếp tục bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường. Từ giá trị giao dịch bình quân đạt mức 19.000 tỉ đồng/phiên trong tháng đầu năm (tháng 1/2021), thanh khoản thị trường cổ phiếu đã gia tăng nhanh chóng và liên đến tháng 11/2021 đạt mức trung bình 40.000 tỉ đồng/phiên. 

Riêng phiên 19/11/2021, ghi nhận kỷ lục hơn 56.100 tỉ đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.560 tỉ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm 2020.

Trong năm 2021, có hơn 16.330 triệu cổ phiếu đăng ký chào bán, tương đương với giá trị hơn 177.000 tỉ đồng.

Nhà đầu tư nên chuẩn bị những gì trước khi bước vào thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư mới với ít kinh nghiệm khó có thể đi sâu phân tích và lựa chọn các mã ngành riêng lẻ, do đó lựa chọn khả quan của nguồn tiền này là đổ vào một nhóm ngành cụ thể với số tiền hạn chế nhưng muốn hưởng lợi từ chênh lệch. Truyền thông cũng giúp cho mạch thông tin về các ngành kinh tế tăng trưởng trở nên đậm nét hơn.

Chẳng hạn nhóm ngân hàng được ví như "mạch máu" của nền kinh tế và đã chứng minh được hiệu quả hoạt động vượt trội bất chấp đại dịch. Lợi nhuận tăng trưởng cao đã giúp cổ phiếu hàng loạt nhà băng bứt phá trong nửa đầu năm, nhiều mã thậm chí tăng rất nhiều lần liên tiếp kịch trần.

Tuy nhiên những lo ngại về nợ xấu tăng cao và ít động lực tăng trưởng đã khiến cổ phiếu nhóm này gặp áp lực điều chỉnh về cuối năm, nhường lại vai trò dẫn dắt cho các nhóm khác. Nhưng bên cạnh đó, cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng cũng được coi là nhóm cổ phiếu trụ có vốn hóa lớn trên thị trường.

photo-1641170813617

Thăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2021

Tương tự phải nhắc đến ngành thép (nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn ) khi dòng tiền lớn không ngừng chảy vào. Các công ty trong ngành đa phần ghi nhận lãi kỷ lục và tăng bằng lần so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ hưởng lợi từ giá thép tăng phi mã.

Kết quả là cổ phiếu thép trở thành tâm điểm của dòng tiền, liên tục phá đỉnh lịch sử trong 3 quý đầu năm. Tuy nhiên xung lực bị suy yếu trong quý cuối năm khiến nhiều mã gặp áp lực suy giảm, một phần do kỳ vọng tăng trưởng không còn cao và dòng tiền cũng luân chuyển sang nhóm khác.

Một bài học rút ra cho các nhà đầu tư đó là khi bước chân vào thị trường chứng khoán cần phải am hiểu thông tin: thông tin thị trường chung, thông tin nhóm ngành chứng khoán, vốn hóa của doanh nghiệp nói chung và tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Tránh mắc những sai lầm nghe theo những nhóm 'phím hàng' nở rộ trên mạng ảo trong tháng 12 năm 2021 (Khuyến cáo của UBCKNN được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt các nhóm chat, diễn đàn chứng khoán đang xuất hiện ồ ạt với mục đích hô hào, cung cấp thông tin về những cổ phiếu đang tăng nóng trên thị trường. Những diễn đàn này đang thu hút một bộ phận đông đảo nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư F0 với mong muốn tìm kiếm những cơ hội đầu tư "tăng bằng lần" chỉ trong thời gian ngắn.

Do vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư cần cẩn trọng, cân nhắc kỹ để tránh bị lôi kéo, cuốn theo các luồng thông tin trên không gian mạng, các nhóm chat nêu trên. Khi tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức về chứng khoán, thị trường chứng khoán, tài chính doanh nghiệp và nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật; việc đầu tư cần phải xem xét thấu đáo dựa trên đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư tìm hiểu thông tin và trao đổi thông tin liên quan đến thị trường chứng khoán cần lưu ý việc tham khảo, kiểm chứng dựa trên các kênh chính thống của các cơ quan chức năng, từ chính doanh nghiệp và các đơn vị có chức năng tư vấn, môi giới chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép.)

Năm 2022, nhóm ngành M&A "bùng"nên sau nút thắt từ đại dịch

Nhóm chuyên gia chúng khoán nhấn mạnh: sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu (từ nhóm chứng khoán, bất động sản, bán lẻ, xây dựng & vật liệu, dầu khí, hóa chất,... Ngược lại, cổ phiếu ngành sản xuất thực phẩm, thép, bia & đồ uống,... đang nỗ lực để tăng điểm) đã bắt đầu trong quý IV (do nền kinh tế đang ở giai đoạn bắt đầu đi vào hồi phục) và kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng. Cơ hội đầu tư trong năm 2022 sẽ cần nhiều sự chọn lọc hơn và đi sâu hơn vào từng công ty, đặc biệt nhóm ngành M&A. Trong đó doanh nghiệp PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) cũng là môt mã cổ phiếu không thể bỏ qua trong nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.

Đặc biệt với chuỗi pha lên điểm 9 phiên liên tiếp của tháng 9 năm 2021 vừa qua. PGT có khối lượng giao dịch 1,507,168 tương ứng giá trị hơn 18,9 tỷ đồng, được đánh giá là cổ phiếu có sức mua mạnh. Đây có thể coi là tín hiệu khả quan cho thấy PGT đang dần nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư.

photo-1641170816860

Cổ phiếu PGT Holdings kịp sàn 8 phiên liên tiếp trong tháng 9/2021

Đặc biệt PGT Holdings ghi tên mình trong danh sách top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX (30/08-01/09/2021)

photo-1641170819987

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX (30/08-01/09/2021)

Quay trở lại với nguồn vốn FDI (nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) của năm 2022: Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư được quan tâm liên tiếp các dự án FDI lớn đầu tư. Dự án đầu tiên phải kể đến đó là Tập đoàn LEGO đã đầu tư nhà máy 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương, dự kiến dự án sẽ được triển khai vào nửa cuối năm 2022 và bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024. Đây cũng là nhà máy thứ 6 của tập đoàn này trên toàn cầu và nhà máy thứ 2 ở châu Á, dự án chạy bằng năng lượng mặt trời và dự kiến sẽ tạo ra 4.000 việc làm mới.

Không chỉ được nói đến với vai trò dự án có số vốn lớn nhất của một doanh nghiệp Đan Mạch thực hiện tại Việt Nam, với dự án này, LEGO kỳ vọng sẽ mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó đáp ứng linh hoạt, nhanh chóng sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng ở mỗi khu vực.

Bên cạnh đó, PGT Holdings có một lợi thế rất lớn xuất phát điểm PGT Holdings có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật Bản đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Đặc biệt hơn, thông tin bà Nguyễn Thị Thanh Chi - Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng - đăng ký bán 1,166,201 cổ phiếu (tỷ lệ 12.94%). Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 30/12/2021, ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 28/01/2022. Cho thấy ở năm 2022 này, PGT Holdings đang bắt đầu triển khai những dự án đã lên kế hoạch, cổ phiếu tiền năng được đưa tới các nhà đầu tư nắm giữ. Hay nói một cách khác, PGT là một mã cổ phiếu mở, người nắm giữ cổ phiếu không chỉ có nội bộ công ty, mà nhà đầu tư nào muốn cũng có thể sở hữu PGT để sinh lời

PGT Holdings tin rằng, bước sang năm 2022 với những lợi thế sẵn có và tiếp tục phát huy những ưu điểm của một doanh nghiệp hoạt động cốt lõi trong lĩnh vực M&A, cùng sự dẫn dắt của CEO người Nhật Bản Ông Kakazu Shogo, người có kinh nghiệm 10 năm tại thị trường Việt Nam sẽ đem tới những cơ hội chốt lời cao. Cùng các nhà đầu tư ăn nên làm ra, và đưa doanh nghiệp PGT Holdings phát triển hơn nữa.

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn