Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam tăng trưởng vượt kỳ vọng

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 16/08/2022

Ngoài cổ phiếu, thị trường chứng khoán còn có các công cụ tài chính khác hỗ trợ Nhà đầu tư (NĐT) sinh lợi nhuận, điển hình phải kể đến sản phẩm Chứng khoán phái sinh (CKPS) - công cụ tài chính còn mới mẻ với đa phần NĐT F0.

Chứng khoán phái sinh là gì? Phân loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh được định nghĩa là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng mà trong đó giá trị của CKPS phụ thuộc vào một hay nhiều loại tài sản cơ sở.

Cụ thể, hợp đồng xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở vào thời điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định được thỏa thuận trước. Tài sản cơ sở của CKPS cũng được quy định là chứng khoán, các chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác (thực phẩm, nông sản, kim loại,...)

Hay hiểu một cách đơn giản hơn, tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm chứng khoán phái sinh cho phép NĐT đặt cược vào sự "tăng" hoặc "giảm" của tài sản cơ sở trong tương lai. Nếu sự thay đổi đó diễn ra đúng như dự đoán của NĐT, NĐT sẽ có lời.

Bằng cơ chế hoạt động linh hoạt như vậy, CKPS được triển khai đa dạng dưới 04 loại chính bao gồm:

Hợp đồng Kỳ hạn (HĐKH): là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch.

Hợp đồng Tương lai (HĐTL): là một dạng hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán)

Hợp đồng Quyền chọn (HĐQC): là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Hợp đồng Hoán đổi (HDHĐ): là một thỏa thuận pháp lý trong đó có hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Sự khác biệt của giao dịch Chứng khoán phái sinh (HĐTL) với giao dịch cổ phiếu

Các HĐTL cũng có những bảng giá riêng, NĐT sẽ dựa vào kỳ vọng của mình về sự tăng hay giảm chỉ số để đặt lệnh và khớp lệnh giao dịch. NĐT kỳ vọng chỉ số tăng sẽ mua HĐTL chỉ số, ngược lại, NĐT sẽ bán HĐTL chỉ số nếu kỳ vọng chỉ số giảm.

Theo đó, điểm khác biệt đầu tiên của giao dịch HĐTL là "đáo hạn", vì vậy khi giao dịch hợp đồng NĐT cần chú ý để lựa chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp với kế hoạch đầu tư.

Điểm khác biệt thứ hai, nếu NĐT muốn mua cổ phiếu trên thị trường cơ sở cần phải có đủ tiền trước khi giao dịch, ở giao dịch HĐTL thì không. NĐT không nhất thiết phải có đủ toàn bộ số tiền để tham gia mua hoặc không cần nắm giữ tài khoản để tham gia bán. Với điểm khác biệt này dẫn NĐT đến với khái niệm mới "Ký quỹ".

Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh đóng vai trò là khoản đặt cọc đảm bảo việc thực hiện nghĩa cụ của cả hai bên khi tham gia hợp đồng. Tỉ lệ ký quỹ ban đầu cho mỗi loại hợp đồng là khác nhau và được quy định bởi Trung tâm lưu ký. Trong trường hợp NĐT không đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu có thể bị gọi ký quỹ và NĐT sẽ phải hoàn thành đầy đủ ký quỹ để tiếp tục giữ hợp đồng.

Một điểm khác biệt nữa của chứng khoán phái sinh là cơ chế thanh toán hàng ngày. NĐT khi giao dịch hợp đồng phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi, lỗ mỗi ngày.

Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh lỗ ròng: NĐT sẽ cần thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.

Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam có xu hướng vận động ổn định

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán phái sinh đang cung cấp hai dòng sản phẩm là hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (hợp đồng tương lai VN30) và hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ.

Hiện nay, sản phẩm hợp đồng tương lai VN30 có thanh khoản cao và ổn định nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh trong nước, đặc biệt là trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Trong bảy tháng năm 2021, kỷ lục giao dịch mới được xác định với 403.266 hợp đồng vào phiên giao dịch ngày 12/7.

So với hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30, dòng sản phẩm hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ có thanh khoản chưa cao kể từ khi ra đời vào ngày 4/7/2019. Bởi, còn tồn tại một số hạn chế nhất định gây trở ngại cho sự tham gia của ngân hàng thương mại, vốn được xem là đối tượng đầu tư quan trọng nhất mà dòng sản phẩm này hướng tới.

Dù vậy trong dài hạn, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ vẫn được các chuyên gia kỳ vọng sẽ trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng thương mại trên thị trường trái phiếu Chính phủ.

Tổng khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn năm năm từ ngày 4/7/2019 đến hết ngày 6/8/2021 là 296 hợp đồng, không có hợp đồng mở.

Ngày 28/6, HNX cũng chính thức khai trương sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, nhằm đáp ứng sát hơn nữa nhu cầu phòng vệ trên thị trường trái phiếu Chính phủ cơ sở.

Khối lượng giao dịch của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tính đến hết ngày 6/8 đạt 1.123 hợp đồng và 149 hợp đồng mở. Mức giao dịch này tuy chưa cao nhưng cũng là tín hiệu tích cực cho thị trường sau một thời gian thiếu vắng giao dịch với hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ.

Hợp đồng mở toàn thị trường cũng được duy trì tăng ổn định qua các năm. Thị trường khai trương với 202 hợp đồng mở. Đến ngày 31/12/2020, đạt 40.339 hợp đồng mở. Tính đến cuối phiên giao dịch thứ 1.000 (ngày 6/8/2020), hợp đồng mở toàn thị trường đạt 37.614 hợp đồng, gấp 4,65 lần so với cuối năm 2017.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho rằng, sự ra đời của thị trường phái sinh với một hệ thống cơ sở pháp lý được xây dựng chặt chẽ từ Luật Chứng khoán, Nghị định về thị trường chứng khoán phái sinh, thông tư và hệ thống quy chế, quy trình hướng dẫn tại các đơn vị vận hành thị trường là HNX và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã và đang đặt những nền móng quan trọng. Từ đó, tạo đà củng cố và hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý cho thị trường về dài hạn.

Hoạt động vận hành hệ thống, công bố thông tin được giám sát hiệu quả và thông suốt. Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của công chúng đầu tư, giới nghiên cứu, cơ quan truyền thông trong nước và thế giới.

Theo HNX, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thị trường chứng khoán phái sinh vẫn tồn tại một số hạn chế cần được lưu tâm khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể như cơ cấu sản phẩm trên thị trường chưa thật sự đa dạng để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh cũng chưa thực sự đa dạng, chủ yếu nhà đầu tư cá nhân vẫn là đối tượng chiếm đa số.

HNX đang tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới như hợp đồng tương lai trên chỉ số cố phiếu khác, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu đơn lẻ (SSF), hợp đồng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ (SSO).

Lộ trình cho mỗi sản phẩm sẽ theo sát chủ trương được Chính phủ phê duyệt, gắn với mức độ ổn định của hạ tầng công nghệ cũng như mức độ sẵn sàng của thị trường.

Về hệ thống công nghệ, hệ thống giao dịch bù trừ thanh toán mới thuộc gói thầu với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) đang được tích cực thử nghiệm và khi hoàn thiện. Khi hệ thống được đưa vào vận hành, kỳ vọng sẽ cung cấp thêm nhiều chức năng giao dịch ưu việt cho thị trường phái sinh, đảm bảo định hướng phát triển dài hạn của thị trường, HNX thông tin.

Quay trở lại với thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao ngày 15/8/2022, VN-Index tăng 11,87 điểm (0,94%) lên 1.274,2 điểm, HNX-Index tăng 0,55 điểm (0,18%) đạt 303,97 điểm, UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (0,22%) về 92,64 điểm.

Phiên giao dịch đầu tuần tiếp nối chuỗi tăng điểm. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch có dấu hiệu tăng trở lại đồng thuận với điểm số, thanh khoản đạt hơn 15.500 tỷ đồng.

Bàn về cơ hội kinh doanh, PGT trên sàn HNX chính là gợi ý để các nhà đầu tư tìm hiểu.

photo-1660568387450

Thống kế giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 15/8/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,100 VNĐ.

Hồ sơ năng lực doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn