Thị trường chứng khoán rung lắc mạnh dịp cận Tết, liệu có phải là những tác động từ Fed_Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tới nền kinh tế Việt Nam?

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 27/01/2022

Trước cơn bão điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, nhiều người đặt câu hỏi về tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam ở những lĩnh vực như chứng khoán, tỉ giá, dòng vốn đầu tư... sẽ như nào.

photo-1643214453593

Fed (Federal Reserve System – Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) tăng lãi suất không ảnh hưởng tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - Ủy ban thị trường mở liên bang của Fed - cho biết sẽ bắt đầu giảm mua tài sản từ tháng 1 năm 2022 (mỗi tháng giảm 30 tỉ USD) và sẽ kết thúc việc mua trái phiếu thời kỳ đại dịch vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2022.

Các quan chức Fed dự kiến có 3 lần tăng lãi suất vào năm 2022, nâng lãi suất từ 0% - 0,25% lên dần 0,75% - 1%. Cơ quan này dự kiến tiếp tục tăng 3 lần vào năm 2023 và 2 lần vào năm 2024.

Quyết định này được đưa ra trước lo ngại lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến. Chỉ số CPI của Mỹ tháng 11 năm 2021 tăng 6,8% so với cùng kỳ, cao nhất từ năm 1982, bình quân cả năm 2021 sẽ là 3,6%.

Lãi suất USD tăng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ trả nợ bằng USD của nhiều quốc gia bị tăng lên, nhất là trong bối cảnh vay nợ của nhiều nước nóng dần trong thời gian qua.

Nợ công toàn cầu tăng nhanh, từ mức 84% GDP năm 2019 lên 101,6% GDP năm 2020 và 104,8% GDP năm 2021. Nợ doanh nghiệp và hộ gia đình cũng tăng nhanh 3 năm qua. Đây là rủi ro nợ mà nhiều nước quan tâm.

Với Việt Nam, tác động này không nhiều do nước ta đang giảm dần vay nợ nước ngoài. Theo đó, nợ nước ngoài hiện đang ở mức 38,8% GDP đã điều chỉnh, giảm so với mức 42% GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2019.

Theo Bộ Tài chính, vay nợ nước ngoài gồm nhiều loại ngoại tệ khác nhau, thời hạn dài (bình quân là 13,8 năm), lãi suất thấp (bình quân 1,35%/năm).

Vấn đề lạm phát sẽ càng trở nên nổi bật ở Việt Nam trong năm nay, nhưng không lớn đến mức có thể khiến Ngân hàng Nhà nước đưa ra động thái tăng lãi suất. Nó cũng sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng đáng kể nào lên giá trị tiền đồng Việt Nam khi kỳ vọng đồng tiền này sẽ tăng giá khoảng 2% trong năm nay, nhờ vào sự hồi phục trạng thái thặng dư của cán cân thương mại Việt Nam từ mức 1% GDP năm 2021 lên đến 5% GDP trong năm 2022. Việt Nam đang ở vị thế đủ thuận lợi để giữ bình tĩnh trước những đợt tăng lãi suất quyết liệt từ Fed trong năm nay.

Hơn nữa, khoảng một nửa khoản nợ định danh bằng ngoại tệ của Việt Nam về cơ bản là các khoản vay "mềm" từ những tổ chức tài chính quốc tế (ví dụ, World Bank) với các điều khoản ưu đãi. Do đó, các khoản nợ này không làm tăng tính dễ bị tổn thương của Việt Nam đối với điều kiện thắt chặt chính sách tiền tệ thế giới.

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân ngày càng thông minh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng vọt 37,3% (tính bằng đồng USD) trong 2021, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng lợi nhuận ước tính trên 30%, do đó tỷ lệ P/E năm 2021 về cơ bản đã không đổi quanh mức 17 lần trong suốt cả năm.

Thêm vào đó, nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam cũng ngày càng thông minh hơn một cách đáng kinh ngạc khi họ bắt đầu tập trung vào các yếu tố tăng trưởng kinh tế, môi trường vĩ mô thế giới bao gồm cả việc Fed (Federal Reserve System – Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng, v.v, và các tiến triển mới của các ngành cụ thể.

Nhóm nhà đầu tư cá nhân hiện đang chiếm khoảng 90% khối lượng giao dịch hằng ngày trên thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó các nhà đầu tư chủ động với phương pháp đầu tư đúng đắn, dự đoán được dịch chuyển giữa các ngành và có thể ước đoán chính xác tăng trưởng lợi nhuận của các công ty đơn lẻ sẽ có vị thế thuận lợi để tăng vượt chỉ số VN-Index.

Sự tăng vọt của VN-Index được thúc đẩy bởi tăng trưởng lợi nhuận từ các doanh nghiệp trong năm 2021, điều này rất quan trọng để các nhà đầu tư cần nắm rõ. Trong năm 2021, thị trường chứng khoán có những bước đệm là nền tảng vững chắc để năm 2022 phát triển.

1. Thị trường gia tăng lấy tăng trưởng lợi nhuận làm nền tảng thì bền vững và khỏe mạnh hơn là dựa vào gia tăng số nhân P/E.

2. Kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022, nhân tố thúc đẩy thị trường đi lên đáng kể trong năm nay.

3. Trong khi sự tăng vọt số lượng tài khoản chứng khoán cá nhân cũng hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2021 tăng trưởng lợi nhuận là yếu tố chính thúc đẩy thị trường.

photo-1643214457172

Những dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa trong khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia chứng khoán còn nhận định "Mức tăng mạnh trong VN - Index năm ngoái (2021) phần lớn được thúc đẩy bởi tăng trưởng 30% lợi nhuận doanh nghiệp, và các ước tính thị trường chỉ ra rằng tăng trưởng lợi nhuận sẽ đạt hơn 20% vào năm 2022".

Hơn thế nữa, các nhà đầu tư ngoại đang rất quan tâm đến những thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam. Với những lợi thế về tiềm lực cùng những chính sách khuyến khích từ Chính Phủ, Việt Nam sẽ là nam châm thu hút một phần các dòng vốn đó chảy vào.

Cổ phiếu tiềm năng đang "chờ hàng" cho các nhà đầu tư đầy "khôn ngoan"

Quay trở lại với câu chuyện các nhà đầu tư nước ngoài sắp rót vốn vào Việt Nam, được biết cổ phiếu PGT Holdings (HNX: PGT) đang là một trong những doanh nghiệp thu hút nguồn vốn khá lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài so với các doanh nghiệp cùng ngành.

PGT Holdings (HNX: PGT) có một xuất phát điểm là tiền thân của Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Những năm qua, khi đội ngũ Ban quản trị bao gồm cả các lãnh đạo cao cấp người Nhật Bản và người Việt Nam đã đưa doanh nghiệp phát triển từng bước rõ nét. Chất lượng quản trị của doanh nghiệp PGT được nâng cao. Bởi vì các nhà đầu tư người Nhật Bản (đặc biệt CEO CỦA PGT Holdings ông Kakazu Shogo_ đã có 10 năm kinh nghiệm trong thị trường Việt Nam) với các tiêu chuẩn ở thị trường đã phát triển, sẽ yêu cầu doanh nghiệp gia tăng tính minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực tốt của thế giới trong vấn đề quản trị. Thêm vào đó nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ sở hữu đáng kể sẽ cùng tham gia hoạch định chiến lược, quản trị điều hành doanh nghiệp tốt hơn nữa.

photo-1643214459325

Ông Nakao Hiroshi trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược của PGT Holdings.

Đặc biệt PGT Holdings còn bật mí ông Nakao Hiroshi đã mua lại 230.000 cổ phiếu (khoảng 2,49%) cổ phiếu PGT và trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC. Hiện nay, ông là giám đốc của tổ chức Universal Network - hiệp hội quản lý nguồn nhân lực lớn ở Nhật Bản. Cho đến nay, tổ chức đã giới thiệu và giám sát hơn 3.000 thực tập sinh Việt Nam cho nhiều công ty Nhật Bản. Năm nay, với sự suy giảm của đại dịch covid-19, thì có nhiều dự đoán rằng hoạt động tuyển dụng nhân lực Việt Nam ở Nhật Bản sẽ trở nên sôi nổi. Với việc hợp tác với ông Nakao, PGT có thể góp phần vào việc kết nối những bạn trẻ tiềm năng người Việt với các doanh nghiệp xuất sắc của Nhật Bản.

Vì thế đó là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, rót vốn vào PGT Holdings để sinh lời, ăn lên làm ra trong thời gian tới. PGT Holdings tin rằng, một bức tranh tài chính với những chỉ số kế toán tích cực sẽ giúp PGT Holdings phát triển "nhảy vọt" trong năm 2022.

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.