Thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhịp điều chỉnh từ mùa đại hội cổ đông & trước thềm báo cáo tài chính quý 1/2022
VN-Index không có xu hướng rõ ràng trong 3 tháng đầu tiên của năm 2022. Trong thời gian tới, xu hướng này sẽ tiếp tục và dòng tiền sẽ tập trung vào các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng cao và yếu tố cơ bản tốt trong năm 2022.
Tuy nhiên ngày càng có nhiều minh chứng cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong số các quốc gia đang phát triển.
Điểm lại thị trường chứng khoán tuần trước, chốt phiên ngày 15/4 VN-Index giảm 13,56 điểm xuống 1.458,56 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 659,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 21.656,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 145 mã tăng giá, 321 mã giảm giá và 38 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 6,98 điểm xuống 416,17 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 70,1 triệu đơn vị, tương ứng gần 2.153 tỷ đồng. Toàn sàn có 61 mã tăng giá, 176 mã giảm giá, 33 mã giảm đứng giá.
Trong tuần này, động thái của phiên đáo hạn phái sinh là thông tin mà nhà đầu tư cần theo dõi.
Dẹp 'cá mập' thao túng chứng khoán để hút vốn ngoại
Việc các cơ quan quản lý nhà nước mạnh tay chấn chỉnh những sai phạm trên thị trường chứng khoán góp phần tạo sự minh bạch và đem lại niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài.
Dòng vốn ngoại đóng vai trò rất lớn không chỉ cho việc nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh cho các công ty niêm yết trên sàn. Tuy nhiên, để tạo niềm tin cho nhà đầu tư ngoại, cơ quan chức năng của Việt Nam còn nhiều việc phải làm.
Thời gian gần đây, nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng bán ròng trên thị trường chứng khoán. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), từ tháng 8-2021 đến tháng 3-2022, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bán nhiều hơn mua. Ví dụ, trong quý I-2022, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6.986 tỉ đồng.
Tuy nhiên, nhìn sâu hơn vào số liệu của HOSE, có thể thấy mức chênh lệch giữa mua và bán của nhà đầu tư ngoại không quá lớn. Điều này có nghĩa dòng vốn ngoại ra vào thị trường theo diễn biến thị trường, chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư, bối cảnh kinh tế toàn cầu chứ không phải họ rút hoàn toàn ra khỏi thị trường Việt Nam.
"Thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có mức định giá hấp dẫn, chưa kể nền tảng vĩ mô ổn định là cơ sở để hút dòng vốn ngoại trở lại"
Nhiều chuyên gia nhận định dòng vốn ngoại sẽ sớm quay lại Việt Nam với sự phân kỳ của chính sách tiền tệ, tài khóa của Việt Nam và thế giới cùng với sự ổn định của tỉ giá. Tiền đồng sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh của mình, trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực sẽ chịu áp lực mất giá do USD tăng giá vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.
Bằng chứng là nhiều nguồn vốn lớn tiếp tục chảy vào nước ta. Trước mắt, thị trường chứng khoán Việt Nam chuẩn bị chào đón thêm một quỹ đầu tư đến từ Đài Loan là Quỹ Jih Sun Vietnam Opportunity Fund (JSVOF).
Giám đốc đầu tư JSVOF, cho biết nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng nể và dự báo tiếp tục tăng trong tương lai. Do đó, các công ty Đài Loan từ lâu đã quan tâm đến thị trường này và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan vào Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo thời gian qua xuất hiện tình trạng đội lái, "cá mập" thao túng… chứng khoán thu lợi bất chính và làm méo mó thị trường. Chẳng hạn mới đây nhất, chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị bắt giam vì thao túng chứng khoán.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã tiến hành điều tra, xác minh với ông Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "thao túng thị trường chứng khoán", "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10-1, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đầu tháng 4, cụ thể ngày 5-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ông Dũng bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra xác định từ tháng 7-2021 đến tháng 3-2022, bị can Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm: Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung Điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỉ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Ngày 14-4, trung tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt khẩn cấp ông Đặng Như Quỳnh (trú tại Hà Nội) để điều tra về hành vi "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".
Qua điều tra, xác minh, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện ông Đặng Như Quỳnh có hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng về một số cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản, trực tiếp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nêu trên, có dấu hiệu tác động ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Nhà nước. Do đó Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tiến hành bắt khẩn cấp Đặng Như Quỳnh.
Vì vậy, giới chuyên gia kinh tế thống nhất cho rằng cần xử lý nghiêm khắc những trường hợp thao túng cổ phiếu để dòng vốn ngoại đổ mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chứng khoán Việt Nam dần trở thành chỗ trú an toàn cho nhà đầu tư
Hãng tin của Mỹ đánh giá tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam xuất phát từ việc mở cửa thương mại và du lịch trở lại, tăng trưởng kinh tế tích cực và tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp.
Chỉ số VN Index đã tăng hơn 1% trong năm nay, mức tăng trưởng lạc quan trong bối cảnh chỉ số MSCI của châu Á giảm gần 8%.
Giới chuyên gia ghi nhận chỉ số VN Index hiện chỉ thấp hơn 0,4% so với mức cao nhất mọi thời đại và có thể còn tăng lên, bất chấp việc lạm phát gia tăng và những khó khăn từ cuộc chiến ở Ukraine.
Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những lý do chính tạo nên tâm lý lạc quan đối với thị trường Việt Nam.
Theo các chuyên gia chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận của 60 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam được kỳ vọng đạt mức trung bình khoảng 23% trong năm nay 2022, tính trên cơ sở thả nổi tỷ giá.
Các doanh nghiệp hàng đầu như khối ngân hàng và bất động sản có thể tăng trưởng 30% so với cách đây một năm.
Thặng dư thương mại và nợ nước ngoài nhỏ của Việt Nam đã giúp che chắn nền kinh tế trước chi phí nhập khẩu tăng cao. Cổ phiếu Việt Nam trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, thép và các nhà cung cấp dịch vụ CNTT như FPT.
Các nhà đầu tư đang xem xét những ảnh hưởng tích cực từ việc Việt Nam mở cửa lại biên giới cho du khách nước ngoài, sau 2 năm áp dụng biện pháp chống dịch COVID-19.
Bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả lành mạnh, minh bạch
Mới đây, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu các biện pháp bảo đảm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn và phát triển bền vững.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và các cơ quan liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại các công điện của Thủ tướng chấn chỉnh và ổn định hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả lành mạnh, minh bạch; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật.
271.000 tài khoản cá nhân mở mới, Việt Nam cán mốc 5% dân số tham gia chứng khoán
Cụ thể, dữ liệu từ Trung tâm lưu lý chứng khoán Việt Nam cho thấy, trong tháng 3 vừa qua, số tài khoản giao dịch nhà đầu tư cá nhân mở mới ghi nhận tăng thêm 271.619 tài khoản. Luỹ kế tới cuối tháng 3/2022, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân đạt gần 5 triệu tài khoản.
Trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 270.949 tài khoản, luỹ kế đạt 4,93 triệu tài khoản tính đến cuối tháng 3. Tổ chức trong nước mở mới 229 tài khoản, luỹ kế đạt 13.511 tài khoản; cá nhân nước ngoài mở mới 401 tài khoản và tổ chức nước ngoài mở mới 40 tài khoản.
Dân số Việt Nam tính đến ngày 4/4/2022 là 98,7 triệu người, như vậy, số lượng tài khoản chứng khoán/đầu người chính thức cán mốc 5%. Tỷ lệ này đạt được sớm hơn hẳn 3 năm với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra 5% dân số đầu tư vào chứng khoán vào năm 2025. Với mức tăng trưởng này, tỷ lệ người dân tham gia vào thị trường chứng khoán vào năm 2030 đạt 10% hoàn toàn khả thi.
Cùng với lượng tài khoản mở mới, thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể trong tháng 3 vừa qua sau khi sụt giảm mạnh 2 tháng đầu năm 2022. Giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn chính tăng 14,5% so với đầu tháng và tăng 61,2% so với cùng kỳ lên 31.530 tỷ đồng/phiên, trong đó giá trị giao dịch bình quân trên HOSE tăng lên 26.051 tỷ đồng/phiên +11,4% so với đầu tháng và giá trị giao dịch bình quân trên HNX tăng đến 3,617 tỷ đồng/phiên tăng 40,3% so với đầu tháng. Giá trị giao dịch bình quân trên UPCOM cũng tăng 18,2% sv tháng trước lên 1.863 tỷ đồng/phiên.
Các chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5% trong năm nay, khi các ngành như sản xuất và du lịch tiếp tục phục hồi. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong năm 2022. Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt khoảng 2,6%.
Quay lại với thông tin tính minh bạch của doanh nghiệp khi công bố thông tin tới các nhà đầu tư. PGT Holdings (HNX: PGT) luôn mang đến độ minh bạch trong thông tin, là một doanh nghiệp luôn cung cấp những thông tin chính xác và đã được kiểm chứng tới các nhà đầu tư.
PGT Holdings đưa ra những bức tranh tài chính công khai tới công chúng. Công ty không phủ nhận việc kinh doanh chưa khả quan trong năm 2020, do những tác động cả mặt chủ qua và khách quan của dịch bệnh Covid 19, tuy nhiên sự nỗ lực là chưa bao giờ dừng lại. Đặc biệt tại tháng 3/2022, PGT Holdings đã công bố thông tin về báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021 cùng bản giải trình tới các nhà đầu tư.
Đặc biệt trong năm 2022, đầu tháng 1/2022 PGT Holdings đã hiện tăng vốn điều lệ cho công ty con Vĩnh Đại Phát lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000VND. PGT Holdings tin rằng năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch để Vĩnh Đại Phát chuẩn bị cho việc bắt đầu niêm yết lên sàn chứng khoán. Một lần nữa khẳng định vai trò tính minh bạch công khai của PGT Holdings.
Những năm qua, khi đội ngũ Ban quản trị bao gồm cả các lãnh đạo cao cấp người Nhật Bản và người Việt Nam đã đưa doanh nghiệp phát triển từng bước rõ nét. Chất lượng quản trị của doanh nghiệp PGT được nâng cao. Bởi vì các nhà đầu tư người Nhật Bản (đặc biệt CEO CỦA PGT Holdings ông Kakazu Shogo_ đã có 10 năm kinh nghiệm trong thị trường Việt Nam) với các tiêu chuẩn ở thị trường đã phát triển, sẽ yêu cầu doanh nghiệp gia tăng tính minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực tốt của thế giới trong vấn đề quản trị. Thêm vào đó nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ sở hữu đáng kể sẽ cùng tham gia hoạch định chiến lược, quản trị điều hành doanh nghiệp tốt hơn nữa.
Vì thế đó đầu tư vào PGT Holdings chính là đầu tư cho sự tăng trưởng. Nguồn tài sản dự phòng đầy tiềm năng của các nhà đầu tư "khôn ngoan".
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: http//www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Các chuyên gia nhận định, năm 2025 sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, định hình lại thị trường bán lẻ.