Thị trường cổ phiếu rung lắc mạnh, có nên đầu tư trái phiếu trong năm 2022?

Đầu tư và Tiếp thị
07:51 AM 19/01/2022

Trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành một kênh đầu tư mới trên thị trường, thu hút đông đảo nhà đầu tư mới tham gia, với lãi suất cao hơn hẳn lãi suất tiền gửi ngân hàng.

 Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế và cơ quan chức năng cũng đã đưa ra không ít cảnh báo liên quan đến những yếu tố rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp mà không tìm hiểu kỹ về đơn vị phát hành… Trong bối cảnh thị trường cổ phiếu đang rung lắc mạnh, nhà đầu tư có nên đầu tư trái phiếu trong năm 2022?

photo-1642545322440

Theo chủ thể phát hành:

Trái phiếu phân loại theo chủ thể phát hành là hình thức phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay. Chúng bao gồm:

Trái phiếu Chính phủ;

Trái phiếu ngân hàng hoặc tổ chức tài chính;

Trái phiếu doanh nghiệp.

Theo hình thức trái phiếu:

Trái phiếu vô danh;

Trái phiếu ghi danh.

Theo lợi tức trái phiếu:

Trái phiếu có lãi suất cố định;

Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi);

Trái phiếu có lãi suất bằng không.

Đầu tư trái phiếu là thực hiện việc một giao dịch cho vay. Người đầu tư trái phiếu là người cho vay và người phát hành trái phiếu (Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức tài chính) là người đi vay. Cá nhân, tổ chức sử dụng khoản tiền nhàn rỗi của mình để mua trái phiếu và hưởng lợi nhuận dựa trên mức trái tức mà trái phiếu mang lại.

Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Rủi ro khi tái đầu tư

Là hiện tượng khi trái chủ nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư với lãi suất tương đương. Đây là một hình thức khá phổ biến trong kinh doanh và nó có tác động đến lợi nhuận của các nhà đầu tư. Do đó, khi quyết định mua trái phiếu, nhà đầu tư sẽ lựa chọn trái phiếu không có đặc tính thu hồi để nhận lãi suất cao hơn, giảm rủi ro khi tái đầu tư trong những lần tiếp theo.

Rủi ro lãi suất

Lãi suất trái phiếu thường có mối quan hệ ngược chiều. Giá trái phiếu tăng khi nhu cầu tăng, lãi suất giảm, và các nhà đầu tư sẽ cố gắng tận dụng cơ hội này để giữ lợi tức cao nhất có thể. Lãi suất của trái phiếu sẽ tăng lên từ đó. Tuy nhiên, có trường hợp khi lãi suất tăng, các nhà đầu tư buộc phải bán trái phiếu với lãi suất thấp, khiến giá trái phiếu nói chung giảm. Đây là một rủi ro đáng kể khác khiến trái chủ mất tiền khi kinh doanh trái phiếu.

Rủi ro lạm phát

Trong những năm gần đây, tình trạng lạm phát tại thị trường Việt Nam ngày một phổ biến và tăng với tốc độ nhanh chóng. Lạm phát ảnh hưởng đến sự gia tăng của tốc độ lãi suất, làm giảm sức mua trái phiếu và khiến trái chủ thu về lợi suất âm.

Rủi ro tín dụng

Trái phiếu Chính phủ được cho là loại trái phiếu có mức độ rủi ro thấp nhất bởi khả năng phát hành tiền cũng như thu Thuế là nguồn để Nhà nước có thể thanh toán cho trái chủ khi đáo hạn. Tuy nhiên khi trái chủ mua trái phiếu của các doanh nghiệp thì không an toàn như vậy, trái phiếu sẽ có rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư. Trái phiếu doanh nghiệp không được bảo đảm vô điều kiện bởi tín dụng của chính phủ mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của công ty.

Rủi ro thanh khoản

Trong một vài trường hợp, nhà đầu tư không thể bán được trái phiếu do thị trường trái phiếu quá nhỏ dẫn đến giá cả bị biến động. Chúng tác động trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của trái chủ.

Qua đó có thể thấy chứng khoán vẫn là kênh đầu tư an toàn và bền vững cho các nhà đầu tư trong năm 2022. Trong tương lai, Chính phủ dự kiến sẽ hỗ trợ tăng trưởng thông qua các gói kích thích kinh tế, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi về vốn và lãi suất để phục hồi nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng sẽ được thúc đẩy theo nhu cầu. Tiền gửi sẽ được thúc đẩy bởi lưu thông, nhưng chứng khoán vẫn hút nhà đầu tư tham gia.

Ví dụ về ‘’Phát triển bền vững’’ có thể kể đến là đợt đại dịch vừa qua, công ty cổ phần PGT Holdings (mã chứng khoán PGT trên sàn HNX) cũng đã thành công trong việc triển khai dự án: "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí, hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh"; được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản, hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Ngoài những đóng góp về mặt kinh tế, các doanh nghiệp còn đóng góp giá trị nhân văn to lớn, những giá trị cộng đồng thiết thực nhất trong giai đoạn khó khăn. Đó cũng chính là phương trâm, triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings, không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam mà còn tích cực tham gia các công tác xã hội. Góp một phần công sức nhỏ bé của mình vì cộng đồng chung.

photo-1642545326787

Hình ảnh dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí, hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh".

"Thông qua việc hỗ trợ hệ thống y tế bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển, PGT mong rằng có thể lan tỏa năng lượng tích cực, thay mặt người dân Nhật Bản muốn thực hiện dự án nhỏ này để gửi đến Việt Nam những lời động viên chân thành nhất. PGT mong muốn sẽ tiếp tục đóng góp, thực hiện các hoạt động từ thiện để có thể mang lại nhiều hơn những điều tốt đẹp cho xã hội, mong rằng Nhật Bản và Việt Nam sẽ có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực hơn nữa trong thời gian tới." - Nội dung được trích dẫn từ bài phỏng vấn (FBNC) của Ông Kakazu Shogo, CEO của PGT Holdings.

Bàn về cơ hội đầu tư đầu năm 2022, và dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, cổ phiếu PGT Holdings (HNX: PGT) là một mã cổ phiếu lý tưởng cho các nhà đầu tư.

photo-1642545329850

Trong 250 ngày giao dịch của năm 2021, từ ngày 4/1/2021 cổ phiếu PGT ghi nhận với những con số ấn còn được thể hiện qua giá trị của cổ phiếu. Bắt đầu phiên giao dịch đầu năm 4/1/2021 giá cổ phiếu của PGT là chỉ khiên tốn 2,900 VNĐ, đến ngày 31/12/2021, giá cổ phiếu 11,400 VNĐ, biến động giá 8,500 VNĐ, tăng xấp xỉ 3.93 lần (393.1%). Giá đóng cửa cao nhất 16,000 VNĐ (15/09/2021), khối lượng giao dịch có bước đột phá vào ngày 15/9/2021 là 799,548 cổ phiếu. Trung bình các phiên giao dịch cổ phiếu PGT giao dịch thành công 44,081 cổ phiếu. Kết phiên ngày 18/01/2022, PGT có giá 10.000 VND, và các nhà đầu tư nước ngoài đã mua 23.000 cổ phiếu, so với tuần trước là hơn 200.000 cổ phiếu.

Bên cạnh đó, khép lại năm 2021, thông tin PGT Holdings tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát cũng là bước đệm vững chắc trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

photo-1642545333348

Thông tin PGT Holdings đã thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát.

Cụ thể, ngày 29/12/2021 vừa qua, PGT Holdings đã thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát thêm 6,550,000,000 VNĐ. Theo ghi nhận vốn điều lệ hiện tại của Vĩnh Đại Phát là 19,000,000,000 VNĐ, sau khi được tăng vốn là 25,550,000,000 VNĐ.

Với những bước đi đường dài cùng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn, 2 ngày sau Ban quản trị của công ty đã ban hành nghị quyết, ngày 31/12/2021, PGT Holdings tiếp tục thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát thêm 6,400,000,000 VNĐ nữa. Tăng số vốn điều lệ hiện tại từ 25,550,000,000 VNĐ lên thành 31,950,000,000 VNĐ. Chính vì thế số vốn điều lệ của Vĩnh Đại Phát đã lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000 VND. Mong rằng mở đầu năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch chuẩn bị cho việc bắt đầu niêm yết lên sàn.

photo-1642545336095

Thông tin PGT Holdings đã thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát.

Đúng như những gì thông tin PGT Holdings đã cung cấp cho các nhà đầu tư, năm 2022 PGT sẽ có những bước đi chiến lược đã được lên kế hoạch trước, những dự án ấp ủ M&A sẽ dần được hé lộ. Điều đó chứng minh một lần nữa, PGT Holdings luôn minh bạch trong mọi thông tin công bố tới các nhà đầu tư từ thông tin tài chính đến những dự án đã và đang được thực hiện. Để từ đó bức tranh về hoạt động kinh doanh của công ty được các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn sinh lời hiệu quả.

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Những năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, quy mô vốn huy động liên tục tăng lên qua các năm. Một trong những nguyên nhân chính tạo lên sức hút của trái phiếu doanh nghiệp đó là lãi suất do doanh nghiệp phát hành trái phiếu đưa ra luôn ở mức cao. Tuy nhiên, có một thực tế mà các nhà đầu tư nên biết, đó là thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn có không ít sản phẩm "trái phiếu 3 không" (không tài sản đảm bảo, không bảo lãnh thanh toán, không xếp hạng tín nhiệm). Một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng huy động vốn với khối lượng lớn, lãi suất cao, phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc chất lượng tài sản bảo đảm kém. Chất lượng tài sản bảo đảm của trái phiếu hạn chế (chủ yếu là dự án đầu tư, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản). Như vậy, sẽ tiềm ẩn rất nhiều gặp rủi ro đối với nhà đầu tư nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. Khi đó, doanh nghiệp sẽ khó có thể trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, doanh nghiệp không có tài sản thế chấp và không chứng minh được hiệu quả việc sử dụng vốn sẽ không thể vay được tiền của ngân hàng. Để đối phó với tình trạng này, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện phát hành trái phiếu với lãi suất cao nhằm thu hút tiền đầu tư của người dân.

Thực tế cho thấy, nếu thị trường trái phiếu doanh nghiệp được quản lý tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, trái phiếu doanh nghiệp cũng trở thành một hướng đầu tư hiệu quả, an toàn, bên cạnh việc gửi tiền tiết kiệm.

Thiết nghĩ, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng rà soát, bổ sung, hoàn thiện những quy định pháp lý đối với hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu thì phải có tài sản bảo đảm, phải có xếp hạng mức độ uy tín; cơ quan chức năng cũng cần có quy trình khoa học, chặt chẽ để kiểm soát, giám sát mục đích, hiệu quả sử dụng nguồn vốn trái phiếu do doanh nghiệp huy động.

Đồng thời, các cơ quan quản lý cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, lách quy định trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tiến hành xử phạt nghiêm, công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về các hành vi vi phạm của các cá nhân, doanh nghiệp. Trường hợp xác định có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư, khẩn trương chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, các nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những lời chào mời hấp dẫn, những mức lãi suất cao bất thường trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất cao sẽ luôn đi kèm với nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, nhà đầu tư không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành; mục đích sử dụng vốn, chất lượng tài sản bảo đảm.

PV
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.