Thị trường giao đồ ăn cạnh tranh khốc liệt

Doanh nghiệp - Doanh nhân
08:52 AM 18/12/2020

Thị trường giao đồ ăn nhanh trực tuyến tại Việt Nam tuy còn mới mẻ song khá sôi động, nhất là ngày càng có nhiều doanh nghiệp “nhảy” vào lĩnh vực này.

Thị trường giao đồ ăn cạnh tranh khốc liệt

Tại Việt Nam, giao đồ ăn là một cuộc chơi tương đối khốc liệt khi hội tụ đầy đủ các "tay chơi lớn" đến từ nhiều quốc gia là: GrabFood (Grab), GoFood (Gojek), Now (Foody), Baemin (Delivery Hero) và duy nhất đại diện Loship là của Việt Nam. 

Là đơn vị đi “tiên phong” và bắt đầu thử nghiệm việc giao đồ ăn từ năm 2014, Now có được sự thành công và tăng trưởng nhanh nhờ dịch vụ giao hàng mới mẻ và độc quyền tại thời điểm đó, cùng với kênh truyền thông tốt là Foody.vn.

Thị trường giao đồ ăn cạnh tranh khốc liệt - Ảnh 1.

Thị trường giao đồ ăn đang ngày càng khốc liệt. Ảnh: TTXVN

Theo đó, mục tiêu “đặt đồ ăn, giao hàng từ 25 phút” của Now đã dần bị những người anh em đến sau như Grab và Goviet soán ngôi. Chưa kể, khi thị trường giao đồ ăn ngày càng phát triển cũng là lúc các "ông lớn" nhảy vào cuộc chiến.

Với GrabFood, mặc dù chính thức gia nhập thị trường giao thức ăn nhanh từ tháng 6/2018 nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn đã biến thành đối thủ đáng gờm.

Với Gojek (trước đây là GoViet), cụ thể là GoFood - có mô hình hoạt động tương tự như Grab nhưng yếu thế hơn vì ra đời sau. Mặc dù vậy, Gojek cũng cho thấy một số nỗ lực nhất định khi đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, hợp tác với những cái tên có tầm ảnh hưởng lớn như Sơn Tùng M-TP để đại diện cho chiến dịch quảng bá hình ảnh,…

Với tiêu chí giao hàng nội thành trong 1 giờ, Loship hiện cung cấp một loạt các dịch vụ từ giao đồ ăn, giao hàng, thuê xe, giao thuốc và nhiều dịch vụ theo yêu cầu khác. Theo đó, Loship định vị là công ty thương mại điện tử và giao hàng trong nhiều lĩnh vực.

Mới đây, Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me (Qandme) vừacông bố báo cáo về thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam. Theo đó, GrabFood vẫn đang là nền tảng phổ biến nhất với người dùng. Tuy nhiên, khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh đã bị chững lại so với 7 tháng trước (tháng 5/2020).

Cụ thể, hiện tại 73% số người khảo sát thừa nhận đã sử dụng GrabFood, ngang với Now. Tuy nhiên GrabFood nhỉnh hơn một chút ở lượng người sử dụng app nhiều nhất. Cụ thể, 37% người dùng cho biết GrabFood là nền tảng họ sử dụng nhiều nhất đẻ đặt đồ ăn. Tỉ lệ này ở Now là 34%.

Lần lượt xếp sau là Baemin (46% người từng sử dụng; 16% người dùng nhiều nhất); GoFood (46% người dùng; 11% người dùng nhiều nhất) và Loship (14% người dùng; 2% người dùng nhiều nhất).

Thị trường giao đồ ăn cạnh tranh khốc liệt - Ảnh 2.

Ảnh: Qandme.

So với thời điểm tháng 5/2020, GrabFood giảm nhẹ về cả hai chỉ số. Đông thời, khoảng cách giữa nền tảng này và các đối thủ xếp sau cũng bị thu hẹp lại đáng kể.

Đáng chú ý là sự vươn lên của Now và Baemin, hai nền tảng chuyên biệt với dịch vụ chính là giao đồ ăn. Cách đây 7 tháng, chỉ 29% người dùng cho rằng Now là ứng dụng gọi món họ dùng nhiều nhất, so với 55% của GrabFood. Giờ thì Now đang tiến rất gần đối thủ.

Trong khi đó, Baemin là ứng dụng "trẻ" nhất khi mới xuất hiện trên thị trường từ tháng 5/2019. Thời điểm tháng 5/2020, Baemin bị GoFood và Now bỏ lại khá xa. Tuy nhiên hiện tại Baemin đã chiếm vị trí thứ ba, nhỉnh hơn một chút so với GoFood.

Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, việc mở rộng thị trường giao thức ăn nhanh tại Việt Nam không chỉ đem lại thuận lợi cho người tiêu dùng mà còn tạo cơ hội cho nhiều nhà hàng, quán ăn nhỏ, thậm chí là các gia đình có sở trường nấu ăn mà không có điều kiện mở mặt bằng, tạo nên thị trường thức ăn phong phú, hấp dẫn thực khách không chỉ địa phương mà cả khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, đơn vị giao hàng nào nhanh nhất, nhiều khuyến mãi nhất và nhiều thực đơn phong phú nhất ắt sẽ thắng trong cuộc đua giành thị phần trên thương trường khốc liệt.

Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.