Thị trường M&A "chờ bùng nổ" trong năm 2025
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) được kỳ vọng khởi sắc trong năm 2025 nhờ sự quan tâm ngày càng tăng của các quỹ quản lý tài sản có chủ quyền và nguồn vốn tư nhân dồi dào đang chờ triển khai.
Chốt phiên ngày 16/1, VN-Index tăng 6,18 điểm (0,5%), lên mức 1242,36 điểm; VN30-Index đạt 1303,25 điểm sau khi tăng 5,61 điểm (0,43%). HNX-Index tăng 1,3 điểm (0,59%), lên mức 220,84 điểm; HNX30-Index dừng ở mức 456,04 điểm, tăng 3,59 điểm (0,79%).
Thị trường M&A của ASEAN năm 2025 hứa hẹn khởi sắc hơn
Chu kỳ cắt giảm lãi suất của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu cũng được xem là chất xúc tác thuận lợi để thúc đẩy giá trị của các thương vụ M&A ở ASEAN trong năm nay khi các điều kiện thị trường cải thiện.
Ngoài ra, nền kinh tế ASEAN tiếp tục được hưởng lợi nhờ sự ổn định địa chính trị, nền tảng vĩ mô mạnh mẽ. Trong khi đó, Singapore là thỏi nam châm đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là những yếu tố thuận lợi hứa hẹn giúp hoạt động M&A trong khu vực khởi sắc hơn.
Ngân hàng Natixis lưu ý, ASEAN đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ các tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư chiến lược của Nhật Bản và Trung Quốc đã mở văn phòng đại diện ở Singapore.
Cơ hội đầu tư ở ASEAN vẫn hấp dẫn vì mức định giá tài sản trong khu vực còn tương đối thấp, trong khi xuất khẩu dự báo tăng. Ngân hàng BofA dự báo, nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc tiếp tục chảy vào ASEAN giữa lúc Bắc Kinh triển khai một loạt chính sách để hồi sinh nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Chăm sóc sức khỏe, công nghệ, truyền thông, viễn thông, công nghiệp và tài chính là những lĩnh vực diễn ra hoạt động M&A tích cực nhất trong năm 2024. Ngoài những lĩnh vực này, lĩnh vực bền vững, năng lượng sạch, logistics cũng như các nền tảng giáo dục trực tuyến và quản lý chuỗi cung ứng sẽ được chú ý trong hoạt động M&A ở ASEAN năm nay.
Chờ đợi những thương vụ "đình đám"
Thị trường M&A ngành ngân hàng sôi động ngay từ đầu năm 2025. Các ngân hàng Việt Nam đang ngày càng chặt chẽ trong việc lựa chọn đối tác, vì vậy, thị trường M&A không còn diễn ra nhanh như trước. Trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu có sự dịch chuyển mạnh mẽ, các nhà đầu tư ngoại cũng phải cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình, điều này khiến việc đàm phán và thực hiện các thương vụ M&A ngân hàng trở nên phức tạp hơn.
Cập nhật từ đầu năm 2025, hoạt động M&A không chỉ diễn ra ở các ngân hàng lớn mà còn diễn ra mạnh mẽ ở lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Một trong những thương vụ nổi bật đầu năm là việc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chuyển nhượng 100% cổ phần của Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial). Thương vụ này đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược nâng cao năng lực tài chính và mở rộng vị thế của SeABank trong mảng ngân hàng bán lẻ.
Bên cạnh đó, việc Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Nhật Bản đề nghị mua lại 50% cổ phần còn lại của SHBFinance, nhằm sở hữu 100% vốn của công ty này, cũng gây chú ý trong bối cảnh các ngân hàng lớn trên thế giới đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, các thương vụ đáng chú ý nhất vẫn là việc Vietcombank và BIDV dự kiến sẽ thực hiện bán vốn trong năm 2025. Các kế hoạch này đã được lên kế hoạch từ năm 2024 nhưng bị hoãn lại do tình hình thị trường chưa thuận lợi. Dự kiến, Vietcombank sẽ hoàn tất kế hoạch bán vốn trong nửa đầu năm 2025, cùng với đó, BIDV cũng sẽ triển khai các bước chuẩn bị để thực hiện kế hoạch bán vốn tỷ USD của mình.
Vietcombank và BIDV đều là hai trong những ngân hàng lớn và có tầm ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam. Mặc dù đã hoãn kế hoạch bán vốn trong năm 2024, cả hai ngân hàng này đều kỳ vọng sẽ hoàn tất các thương vụ trong năm 2025. Đây sẽ là những thương vụ lớn có thể thay đổi diện mạo của ngành ngân hàng Việt Nam.
Theo các chuyên gia tài chính, việc bán vốn của Vietcombank và BIDV không chỉ là cơ hội để nâng cao năng lực tài chính, mà còn giúp các ngân hàng này tăng cường quy mô và cạnh tranh trong khu vực. Thương vụ này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư nước ngoài và giúp thu hút dòng vốn đầu tư mạnh mẽ vào ngành tài chính Việt Nam.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Trong đó điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 hiện nay của PGT Holdings đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng". Tiếp nối thành công của sự kiện "Stock Investment Tour" trong tháng 3/2024 tại TP Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Hoạt động nằm trong chương trình "Stock Investment Tour" tháng 8 (từ 21/8 - 25/8) của hơn 40 nhà đầu tư người Nhật tiềm năng đã được diễn ra thành công tại TP Hà Nội và TP Hạ Long.
Tại sự kiện, các nhà đầu tư Nhật Bản đã được tham quan, trao đổi và tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam. Được chuyên gia trong lĩnh vực phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đang đối mặt, triển vọng và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, các diễn giả đã cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư, chính sách và dự báo tiềm năng của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Các nhà đầu tư cũng dành nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển, kế hoạch triển khai để từ đó thu hút các dòng vốn mới trong thời gian tới: tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC), CTCP Vinhomes (HOSE: VHM), CTCP FPT (HOSE: FPT), CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS), CTCP Chứng khoán SmartInvest (AAS)... và các doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Thêm vào đó ông Kakazu Shogo - CEO PGT Holdings (Doanh nghiệp có vốn đầu tư của các nhà đầu Nhật Bản) cũng chia sẻ nhiều thông tin, nhận định hữu ích về tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư cùng với dự báo, nhận định xu hướng trong thời gian sắp tới cho các nhà đầu tư. Từ đó, đem lại 1 góc nhìn đầy thực tế cho các nhà đầu tư khi khi rót vốn vào thị trường Việt Nam.
Đặc biệt thành quả lớn nhất trong sự kiện "Stock Investment Tour" do PGT Holdings tổ chức đó chính là niềm tin. Điều đó được ghi nhận thông qua những nhà đầu tư Nhật Bản trong "Stock Investment Tour" tháng 3/2024 đã bắt đầu các bước "rót vốn" vào Việt Nam. Và trong "Stock Investment Tour" lần này (tháng 8/2024) PGT Holdings tiếp tục thành công kết nối cho hơn 40 nhà đầu tư hoàn tất mở tài khoản chứng khoán tại Việt Nam. Một lần nữa khẳng định vai trò của PGT Holdings như 1 cầu nối, mắt xích quan trọng Việt Nam và Nhật Bản.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 16/1/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 6.800 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.