Thông tin tham khảo về thị trường M&A cuối năm 2021

Đầu tư và Tiếp thị
06:50 AM 22/10/2021

Xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ sau thời gian dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Một số ý kiến bắt đầu lo ngại về khả năng nhiều DN nội sẽ bị thâu tóm bởi đối tác ngoại.

Thông tin tham khảo về thị trường M&A cuối năm 2021 - Ảnh 1.

Nội ngoại đều ồ ạt mua bán

Trong hơn nửa năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề đều bị đình trệ, giảm sút về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động M&A vẫn diễn ra mạnh mẽ với sự tham gia của cả các nhà đầu tư nước ngoài lẫn các tập đoàn kinh lớn trong nước.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, chúng ta đã chứng kiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập trị giá hàng tỷ USD trong lĩnh vực phần cứng, phần mềm và dịch vụ công nghệ. Với bối cảnh lĩnh vực phần mềm và dịch vụ doanh nghiệp (DN) đã chín muồi để hợp nhất.

Salesforce hoàn tất việc mua lại Slack trị giá 27,7 tỷ USD. Thương vụ đã hoàn tất vào ngày 21/7/2021. Thỏa thuận này cho phép Salesforce.com biến công cụ chat DN Slack thành giao diện mới trên nền tảng Customer 360 của họ. Việc tích hợp Slack được coi là tính năng chính của ứng dụng SaaS liên quan đến các tác vụ như hội nghị, bán vé, tạo lịch hoặc quản lý dự án. Sự hỗ trợ của Salesforce sẽ mở cánh cửa để Slack tiếp cận với nhiều DN hơn, cung cấp các nguồn lực cần thiết để Slack đối đầu với Teams của Microsoft.

Ngay cả với các tập đoàn trong nước, hoạt động M&A cũng diễn biến tích cực không kém. Trong quý 1/2020, CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF) đã sáp nhập vào CTCP Tập đoàn KIDO (KDC). Một công ty khác là CTCP Dầu thực vật Tường An cũng đã có tờ trình hợp nhất vào KDC trong tháng 4/2020.

Tháng 1/2021, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) công bố thông tin đã hoàn tất việc mua thêm hơn 1,8 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) - doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh phở, hủ tíu, mì..., nâng sở hữu từ 3,6 triệu cổ phiếu, tương đương 51,29% vốn (là lượng mua từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước hồi tháng 1/2021) lên 5,4 triệu cổ phiếu SGC, tương ứng 76,72% vốn SGC.

Đầu quý II/2021, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) đã hoàn tất mua vào 18,57 triệu cổ phiếu VGC, nâng sở hữu tại Tổng công ty Viglacera từ 46,07% lên 50,2%. Gelex chính thức trở thành công ty mẹ và sẽ tiến hành hợp nhất kết quả kinh doanh của Viglacera.

Đặc biệt, Đại diện Thaco cho biết ngày 25-5-2021, Emart Hàn Quốc và Thaco đã ký kết thỏa thuận để chuyển nhượng 100% vốn và nhượng quyền độc quyền để doanh nghiệp này tiếp quản hoạt động kinh doanh Emart tại thị trường Việt Nam. 

Đến ngày 27-9 vừa qua, các bên đã hoàn tất giao dịch và Thaco chính thức trở thành chủ sở hữu mới của Emart Việt Nam.

Theo đại diện Thaco, trong khuôn khổ hợp tác, công ty sẽ chịu trách nhiệm điều hành, quản trị và mở rộng hệ thống siêu thị Emart tại Việt Nam.

Không lo thương hiệu Việt bị thâu tóm

Hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần có sự tăng trưởng mạnh, nhưng tính chung cả nước, phương thức góp vốn mua cổ phần vẫn tiếp tục giảm trong 5 tháng đầu năm, chỉ đạt lũy kế khoảng gần 3 tỷ USD (bằng 39,1% so với cùng kỳ). Quy mô lượt góp vốn mua cổ phần mặc dù tăng trưởng 11,6% với trên 3.500 lượt góp vốn nhưng đa số là quy mô nhỏ với mức góp bình quân chỉ khoảng 0,85 triệu USD cho mỗi thương vụ.

Trong khi đó, các lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần nhiều nhất vẫn là: công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện và bán buôn bán lẻ vốn là những lĩnh vực truyền thống thu hút vốn góp nước ngoài trong 4-5 năm trở lại đây. Chính vì vậy, có thể nói những lo ngại về việc thương hiệu Việt bị các tập đoàn nước ngoài thâu tóm là chưa đáng kể và không nên giới hạn hoạt động M&A vào thời điểm này.

PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và ra thế giới. Đây cũng là lí do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo khiến PGT liên tiếp lọt vào top cổ phiếu nổi bật tăng trưởng mạnh nhất thời gian gần đây.

Có thể thấy, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do và thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam cùng với những cải thiện tích cực trong hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngoài trong thời gian qua là những nhân tố quan trọng góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, mở ra cơ hội mới để thu hút đầu tư nước ngoài với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn.

Vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội, PGT đang tập trung vào tăng cường tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Qua đó, PGT đang ngày càng khẳng định mình với các nhà đầu tư và từng bước vươn mình trở thành một trong những công ty M&A số 1 tại Việt Nam và thế giới.

PV
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.