Thị trường M&A hậu Covid-19: Dòng vốn ngoại "chờ" rót vốn vào thị trường Việt Nam

Đầu tư và Tiếp thị
06:50 AM 20/10/2021

Thời gian qua dù chịu sự tác động mạnh của dịch COVID-19, nhiều tổ chức, chuyên gia và nhà đầu tư vẫn nhìn nhận Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế vẫn được duy trì trong trung và dài hạn.

photo-1634660809725

Nhà đầu tư nước ngoài duy trì rót vốn vào nền kinh tế Việt Nam

Tháng 8/ 2021, Việt Nam đã thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI, tăng 65% so với tháng trước.

Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Mức tăng trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam ngày càng đáng để đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài và là thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao nhất trong ASEAN, sau Thái Lan. Điều này đồng nghĩa, các xu hướng môi trường, xã hội và quản trị ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư khi vào Việt Nam.

Hiện tại chính phủ Việt Nam đang dần kiểm soát và khống chế dịch bệnh, thực hiện kế hoạch khôi phục nền kinh tế, trở lại trạng thái bình thường mới. Chính phủ cũng có những chiến lược quan tâm và tạo điều kiện để các DN nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam duy trì sản xuất nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hiện nay, tạo sự an tâm và đồng thuận từ phía các nhà đầu tư.

PGT Holdings - điểm sáng của công ty M&A số 1 Việt Nam

Tiền thân PGT là công ty con của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), được thành lập tháng 12/2004, tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex, hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hành khách và du lịch.

Năm 2015, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp khi Petrolimex thoái vốn. Một số nhà đầu tư Nhật Bản trở thành cổ đông lớn và chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần PGT Holdings.

Năm 2017, để khắc phục tình trạng kinh doanh thua lỗ, PGT đã thực hiện những kế hoạch M&A khá táo bạo không chỉ tại Việt Nam mà còn vươn ra tới Myanmar và đầu tư thêm dự án khách sạn cao cấp quốc tế. Cụ thể năm 2017, PGT tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chứng khoán bằng việc sẽ đẩy mạnh thu mua lại, tiến hành tái cơ cấu các công ty có tiềm năng. Bên cạnh đó, PGT cũng sẽ thực hiện kế hoạch nhận chuyển nhượng Công ty tài chính vi mô tại Myanmar. PGT hướng đến công ty có vốn điều lệ 1 triệu USD, trong đó PGT nhận chuyển nhượng tối đa 70% vốn.

PGT Holdings là một trong số ít các doanh nghiệp M&A thành công tại Việt Nam với tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài lên đến 85% và được lèo lái bởi ông Kakazu Shogo, doanh nhân có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chứng khoán tại Nhật Bản và gần 11 năm hoạt động trong lĩnh vực M&A tại Việt Nam.

Năm 2021, sau cuộc cải cách kinh doanh lớn, tình hình kinh doanh của PGT Holdings ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực bất chấp tác động của Covid-19. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động số hóa M&A hướng đến các ngành "hot" trên thị trường như công nghệ, tài chính, cung ứng nhân lực, tiếp thị kỹ thuật số…

PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.