Thị trường M&A: Khơi thông dòng vốn ngoại đang chảy vào thị trường Việt Nam

Đầu tư và Tiếp thị
07:33 AM 28/12/2021

Trong quý 4/2021, Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh kịp thời chiến lược phòng chống dịch theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, mở cửa trở lại nền kinh tế, nên sản xuất, kinh doanh của các DN (bao gồm FDI) đang từng bước phục hồi.

Chính phủ đang có chương trình tổng thể để hồi phục kinh tế, sẽ có sự hỗ trợ mới cho các DN, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thể chế, có cơ chế đặc thù để yểm trợ cho cộng đồng DN trong giai đoạn khó khăn này, đơn giản hóa thủ tục hành chính...

photo-1640618082049

Một kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế cũng đã được lập ra để phục hồi du lịch và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài trở lại Việt Nam trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng với chiến dịch mở rộng tiêm chủng vắc xin, áp dụng hộ chiếu, giấy thông hành vắc xin, đang kỳ vọng mang lại những cơ hội mới cho cộng đồng DN nói chung và các DN FDI nói riêng hồi phục phát triển trong năm 2022.

Đối với các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á

Các DN Thái Lan đã có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn khoảng 15 tỷ USD. Vừa qua, nhiều địa phương Việt Nam giãn cách xã hội thời gian dài, các DN Thái Lan đã gặp rất nhiều khó khăn, khoảng 70% đã phải tạm ngừng sản xuất, nhất là đối với các dự án may mặc sử dụng nhiều nhân công, các dự án nhà hàng, khách sạn…

Tuy nhiên, các DN Thái Lan hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ thì vẫn hoạt động khá tốt. Các DN FDI nói chung và DN Thái Lan đang đầu tư tại Việt Nam nói riêng sẽ cần nhiều thời gian để giải quyết hệ quả của đại dịch. Song đại diện ThaiCham (doanh nghiệp có nhiều năm đầu tư vào Việt Nam) cho biết, các DN Thái Lan vẫn hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng hồi phục kinh tế nhanh của Việt Nam, do Việt Nam có chiến lược chống dịch linh hoạt và kiểm soát khá tốt dịch bệnh, thị trường Việt Nam lớn, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về môi trường kinh doanh…

Khu vực các doanh được rót vốn FDI là điều kiên cần để đã khẳng định vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng GDP, đóng góp rất nhiều vào xuất khẩu hàng hóa cũng như đà hồi phục tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

Nhật Bản đứng thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam

Khép lại năm 2021 trong kinh tế, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực vào năm 2009 đã đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển thương mại giữa hai quốc gia. Hiện Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, là nhà đầu tư lớn thứ 2 và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Tính đến cuối tháng 10/2021, Nhật Bản đứng thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 4.765 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 63,94 tỷ USD. Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản là 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,7 triệu USD/dự án.

Trong đời sống xã hộị, sự kiện đáng nhớ năm 2021: Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Tuy là một dự án nhỏ nhưng lại mang một thông điệp vô cùng to lớn mà đó cũng chính là phương châm và triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings "Giá trị bền vững của doanh nghiệp."

photo-1640618084583

Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh".

Tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 11/2021, tổng số dự án của nhà đầu tư Nhật Bản là 3.218 dự án (bao gồm 1.479 dự án đầu tư trực tiếp và 1.739 trường hợp đầu tư gián tiếp thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần). Tổng vốn đầu tư đạt 7,419 tỉ USD (chiếm tỷ lệ 10,44% tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố), đứng vị trí thứ 4/116 quốc gia/vùng lãnh thổ về tổng vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn.

Trong đó, có doanh nghiệp PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT), có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật Bản đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar - Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Với dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào thành phố có sự tăng trưởng ấn tượng, tích cực, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch Covid-19 song thể hiện niềm tin của DN Nhật Bản vào sức hút của thị trường Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Chính quyền thành phố đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xem đây là một trong những giải pháp đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự hài lòng cho cộng đồng DN

Quay trở lại với doanh nghiệp PGT HoLdings, đối với hoạt động trong nước, Công ty con Vĩnh Đại Phát hiện đang thu mua hoạt động kinh doanh di động và công nghệ và sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Tại Nhật Bản CTCP PGT HoLdings đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT và trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản.

photo-1640618086643

Đặc biệt, với những dự án M&A ấp ủ trong năm 2022 đang trong quá trình thực hiện, PGT Holdings tự tin rằng sẽ đem đến một bức tranh tài chính và lợi nhuận dài hơi hơn nữa cho các nhà đầu tư tại báo cáo quý 4 sắp tới. Góp phần tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh nói riêng và thị trường M&A nói chung.

Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.