Thị trường M&A nổi lên với nhiều điểm sáng đầu năm

Đầu tư và Tiếp thị
06:38 AM 01/03/2024

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/2, VN-Index giảm 1,82 điểm (0,15%) còn 1252,73 điểm với 262 mã giảm, 214 mã tăng và 80 mã đứng giá. Tại sàn Hà Nội, HNX-Index lại tăng nhẹ 0,30 điểm (0,13%) lên 235,46 điểm với 65 mã tăng, 83 mã giảm và 94 mã đứng giá.

Thanh khoản tăng mạnh, chỉ riêng sàn HOSE đã có tổng giá trị giao dịch gần 26,200 tỷ đồng (gần 1,1 tỷ USD), tăng 3,500 tỷ đồng so với phiên trước (28/2). Nếu tính chung toàn thị trường, thanh khoản hơn 28,800 tỷ đồng.

Thị trường M&A nổi lên với nhiều điểm sáng đầu năm- Ảnh 1.

Nhiều dự án chuyển nhượng thành công trong cuối năm 2023 chính là nền tảng để năm 2024 ghi nhận những điểm sáng.

Cuối tháng 12-2023, UBND tỉnh Bình Dương thông qua quyết định cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị Tân Thành tại TP Thủ Dầu Một cho CapitaLand (Singapore).

Bên cạnh đó, hàng loạt thương vụ khác có thể kể đến như Gamuda Land (Malaysia) chi khoảng 315,8 triệu USD mua lại dự án quy mô 3,68ha của Công ty CP BĐS Tâm Lực tại TP Thủ Đức (TPHCM). CapitaLand mua một dự án gồm 4,000 căn hộ thuộc phía Tây Hà Nội.

Theo ghi nhận, một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục gia tăng tại Việt Nam. Năm 2023, tổng nguồn vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Trong đó, ngành kinh doanh BĐS vẫn trụ vững ở vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo số liệu tháng 1-2024, tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS được cấp phép mới đầu tư nước ngoài lớn nhất, với số vốn đăng ký hơn 1,24 tỷ USD, chiếm gần 62%. Đây là lần đầu tiên kinh doanh BĐS vượt qua ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong thu hút nguồn vốn FDI.

Hấp dẫn thị trường Việt Nam

Đánh giá về hoạt động M&A và xu hướng hợp tác cùng doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia chia sẻ trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam buộc phải cơ cấu lại sản phẩm lẫn danh mục đầu tư, nên có động lực và cởi mở hơn với nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là khi những khó khăn về tài chính của đa số chủ đầu tư chưa thể giải quyết sớm. Vì niềm tin vào môi trường đầu tư ổn định ở Việt Nam nói chung và ngành BĐS nói riêng, nhà đầu tư quốc tế đánh giá Việt Nam là địa điểm kinh doanh hấp dẫn, dân số trong độ tuổi lao động lớn, nhiều chính sách thuận lợi, tiềm năng tăng trưởng tích cực, phù hợp cho đầu tư lâu dài.

Hiện nay, các đơn vị nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực BĐS từ Singapore, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều là những doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác đầu tư trong điều kiện dự án có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, chủ đầu tư quyết tâm trong hợp tác kinh doanh. Những chủ đầu tư được tiếp thêm dòng vốn ngoại sẽ nhanh chóng có nguồn cung mới, từ đó mang đến tín hiệu tích cực hơn cho thị trường BĐS trong năm 2024.

Đặc biệt, thời điểm hiện tại được đánh giá là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài có sẵn nguồn tiền để có thể bắt đầu mua hoặc đầu tư vào các dự án đang "khiêm tốn" vốn.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Đặc biệt CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS) công ty con của PGT Holdings nổi bật với đầy tiềm năng

PGTS được biết đến là công ty con của PGT Holdings vào năm 2016 với lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng nguồn lao động chất lượng cao trong nước. Với kinh nghiệm thực tế trong việc cung cấp dịch vụ phái cử và cho thuê lao động, cung cấp các nghiệp vụ văn phòng như nhân sự, kế toán và phiên dịch cho các công ty trong Tập đoàn PGT Holdings, và các nghiệp vụ kinh doanh. Tận dụng những kinh nghiệm đó, PGTS hi vọng phát triển một công ty địa phương Việt Nam với tư cách là đối tác nguồn nhân lực tại Việt Nam cho những doanh nhân của doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…

Bên cạnh đó, PGTS đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Hiện tại PGT Holdings đang dần hoàn thiện từng bước thực hiện được kế hoạch chuẩn bị cho việc PGTS bắt đầu niêm yết lên sàn.

Khép lại phiên giao dịch ngày 29/2/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,600 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: ‏‏‏https‏‏://‏‏pgt‏‏-‏‏holdings‏‏.‏‏com

Facebook: ‏‏https‏‏://‏‏www‏‏.‏‏facebook‏‏.‏‏com‏‏/‏‏PGTHOLDINGS‏‏‏‏‏‏

‏‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.