Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc trong bối cảnh mới
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/4, VN-Index giảm 3,2 điểm về mức 1268,3 điểm, HNX-Index giảm 1,51 điểm về mức 242,4 điểm và UPCoM giảm 0,13 điểm về 91 điểm.
Thị trường nghiêng về bên bán với 533 mã giảm, trong đó có 17 mã giảm sàn, trong khi chỉ có 272 mã tăng, đã bao gồm 27 mã trần.
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới đã phục hồi trong quý đầu tiên của năm 2024, sau năm 2023 khá ảm đạm, nhờ sự trở lại của các thương vụ lớn.
Theo dữ liệu gần đây nhất từ Dealogic, tổng giá trị các thương vụ M&A trên toàn cầu đã tăng 30% lên khoảng 755,1 tỷ USD. Số lượng giao dịch trị giá hơn 10 tỷ USD đã tăng lên 14 giao dịch, so với con số 5 giao dịch cùng kỳ năm ngoái.
Các ngân hàng đầu tư cho biết niềm tin của hội đồng quản trị đối với hoạt động giao dịch đã được cải thiện nhờ thu nhập tăng mạnh, khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay và thị trường sôi động.
Giá trị các thương vụ M&A của Mỹ đã tăng 59% lên 431,8 tỷ USD. Giá trị các thương vụ ở châu Âu tăng 64%, trong khi giá trị các thương vụ ở châu Á-Thái Bình Dương lại giảm 40%. Các nhà giao dịch cho biết khả năng phục hồi của thị trường, sau sự ra mắt thành công của Astera Labs và Reddit, có thể thúc đẩy cho các kế hoạch đang được thảo luận.
Trong quý I/2024, một số công ty lớn đã tận dụng mức định giá cao để tài trợ cho các giao dịch lớn, trong khi một số công ty đi vay để theo đuổi các mục tiêu có giá trị cao.
Các ngân hàng và luật sư M&A cho biết các kế hoạch đang được thảo luận đều rất khả quan, có tiềm năng, trong khi những người mua sẵn tiền đang theo đuổi các mục tiêu khi lo ngại về suy thoái kinh tế lắng xuống.
Một số thương vụ nổi trội trong quý I/2024 có thể kể tên như thương vụ Capital One mua lại Discover Financial trị giá 35,3 tỷ USD, thương vụ Synopsys mua lại đối thủ phần mềm thiết kế Ansys với giá 35 tỷ USD và thương vụ hợp tác trị giá 26 tỷ USD của Diamondback Energy với Endeavour Energy.
Lĩnh vực công nghệ vốn được xem là động lực lớn nhất của các thương vụ M&A, nhưng đã trải qua sự sụt giảm trong năm 2023. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã phục hồi và mang lại tỷ trọng giao dịch lớn nhất với giá trị tăng hơn 42% lên 153,8 tỷ USD.
Các giao dịch "khủng" trong lĩnh vực dầu khí, mà số lượng giao dịch tăng vào cuối năm 2023, chưa có dấu hiệu chậm lại, chủ yếu được thúc đẩy nhờ làn sóng sáp nhập tại lưu vực dầu đá phiến Permian.
Nhiều công ty đã bất chấp môi trường chống độc quyền khắc nghiệt để theo đuổi các thương vụ lớn, và ngày càng tự tin vào khả năng giành chiến thắng trước tòa. Đồng giám đốc EMEA M&A của JPMorgan, ông Dwayne Lysaght, cho biết các công ty sẽ phải chờ 18 tháng hoặc lâu hơn để hoàn tất các giao dịch, đồng thời cho biết thêm rằng thời gian cần thiết để hoàn tất các giao dịch đã tăng lên đáng kể.
Người đứng đầu bộ phận M&A tại Truist Securities, ông Raul Gutierrez, cho biết công nghệ là lĩnh vực được các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ nhất. Tuy vậy, lĩnh vực này dường như đã phục hồi và đi đầu trong hoạt động giao dịch. Vì vậy, điều đó cho thấy các vấn đề pháp lý hiện tại chắc chắn sẽ không phải là trở ngại đối với hoạt động M&A rộng hơn.
Các ngân hàng đầu tư cũng dự kiến các giao dịch xuyên biên giới tăng lên, khi những người mua sẵn tiền săn lùng các thương vụ mua lại mang tính chuyển đổi. Giá trị các thương vụ M&A xuyên biên giới đã tăng 17% lên 171,7 tỷ USD trong quý I/2024.
Quay trở lại với thị trường Việt Nam
Nhiều dự án chuyển nhượng thành công trong cuối năm 2023 chính là nền tảng để năm 2024 ghi nhận những điểm sáng.
Đánh giá về hoạt động M&A và xu hướng hợp tác cùng doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia chia sẻ trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam buộc phải cơ cấu lại sản phẩm lẫn danh mục đầu tư, nên có động lực và cởi mở hơn với nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là khi những khó khăn về tài chính của đa số chủ đầu tư chưa thể giải quyết sớm. Vì niềm tin vào môi trường đầu tư ổn định ở Việt Nam nói chung và ngành BĐS nói riêng, nhà đầu tư quốc tế đánh giá Việt Nam là địa điểm kinh doanh hấp dẫn, dân số trong độ tuổi lao động lớn, nhiều chính sách thuận lợi, tiềm năng tăng trưởng tích cực, phù hợp cho đầu tư lâu dài.
Hiện nay, các đơn vị nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực BĐS từ Singapore, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều là những doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác đầu tư trong điều kiện dự án có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, chủ đầu tư quyết tâm trong hợp tác kinh doanh. Những chủ đầu tư được tiếp thêm dòng vốn ngoại sẽ nhanh chóng có nguồn cung mới, từ đó mang đến tín hiệu tích cực hơn cho thị trường BĐS trong năm 2024.
Đặc biệt, thời điểm hiện tại được đánh giá là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài có sẵn nguồn tiền để có thể bắt đầu mua hoặc đầu tư vào các dự án đang "khiêm tốn" vốn.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Đặc biệt CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS) công ty con của PGT Holdings nổi bật với đầy tiềm năng
PGTS được biết đến là công ty con của PGT Holdings vào năm 2016 với lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng nguồn lao động chất lượng cao trong nước. Với kinh nghiệm thực tế trong việc cung cấp dịch vụ phái cử và cho thuê lao động, cung cấp các nghiệp vụ văn phòng như nhân sự, kế toán và phiên dịch cho các công ty trong Tập đoàn PGT Holdings, và các nghiệp vụ kinh doanh. Tận dụng những kinh nghiệm đó, PGTS hi vọng phát triển một công ty địa phương Việt Nam với tư cách là đối tác nguồn nhân lực tại Việt Nam cho những doanh nhân của doanh nghiệp Nhật Bản.
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Bên cạnh đó, PGTS đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021. Hiện tại PGT Holdings đang dần hoàn thiện từng bước thực hiện được kế hoạch chuẩn bị cho việc PGTS bắt đầu niêm yết lên sàn.
Khép lại phiên giao dịch ngày 4/4/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
PVQuý III/2024, Việt Nam là quốc gia có tăng trưởng kinh tế (GDP) cao nhất khu vực ASEAN-6 (bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines và Thái Lan) với mức tăng 7,4%.