Thị trường M&A trong quý 2/2023: Hứa hẹn sức hút đầu tư mạnh mẽ

Tài chính - Đầu tư
07:09 AM 27/03/2023

Các chuyên gia cho rằng M&A đã khởi động và sẽ vào mùa nhộn nhịp từ quý 2/2023 trở đi khi nhu cầu vốn trở nên cấp thiết, nợ đáo hạn của các doanh nghiệp đang đến gần.

Chốt phiên giao dịch ngày 24/3/2023, VN-Index tăng 1,69 điểm lên 1.046,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 579,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 9442,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 265 mã tăng giá, 122 mã giảm giá và 80 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 2,4 điểm lên 205,72 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 67,2 triệu đơn vị, tương ứng hơn 971 tỷ đồng. Toàn sàn có 107 mã tăng giá, 61 mã giảm giá và 56 mã đứng giá.

UPCOM-Index đứng tại tham chiếu ở mức 76,17 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 30,22 triệu đơn vị, tương ứng hơn 278,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 164 mã tăng giá, 135 mã giảm giá và 103 mã đứng giá.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng cổ phiếu Việt Nam. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 95,69 tỷ đồng trên HOSE; 7,49 tỷ đồng trên HNX và 1,26 tỷ đồng trên UPCOM.

photo-1679837206137

‎Hoạt động M&A sẽ kích hoạt trở lại từ quý 2/2023

Từ cuối năm ngoái 2022 đến đầu năm nay 2023, các chuyên gia cho rằng M&A đã khởi động và sẽ vào mùa nhộn nhịp từ quý 2/2023 trở đi khi nhu cầu vốn trở nên cấp thiết, nợ đáo hạn của các doanh nghiệp đang đến gần.

Năm 2022, thị trường M&A tại Việt Nam cũng chứng kiến nhiều cú bắt tay hợp tác trong các thương vụ lớn trong lĩnh vực bất động sản, năng lượng tái tạo và tiêu dùng, điển hình như EDP Renewables (EDPR), nhà vận hành hệ thống điện mặt trời đóng tại Singapore mua lại hai dự án điện mặt trời ở huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, có tổng công suất 200 MWac (255 MWdc), với giá 284 triệu USD; hay Công ty TNHH The Sherpa thuộc Tập đoàn Masan đầu tư 261 triệu USD vào thương hiệu đồ uống Phúc Long...

Còn một số giao dịch M&A bất động sản nổi bật trong năm 2022 như thương vụ Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bất động sản Đông Sài Gòn (công ty con của Công ty cổ phần DRH Holdings) nhận chuyển nhượng lên đến 99% cổ phần tại Công ty cổ phầnTập đoàn Đầu tư Hòa Bình; Công ty cổ phần Phát triển Sunshine Homes nhận chuyển nhượng 5,5 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần Sao Ánh Dương.

Cơ hội M&A trong các nhóm ngành

M&A bất động sản

Báo cáo đánh giá hoạt động M&A bất động sản có thể nóng lên trong giai đoạn 2023-2024 do thời kỳ tiền rẻ đã kết thúc. Các doanh nghiệp bất động sản đang trải qua giai đoạn thiếu hụt thanh khoản khi các nguồn huy động vốn đều ít nhiều gặp trở ngại.

Đầu tiên là công tác bán hàng gặp khó khăn vì tâm lý tiêu cực của thị trường, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thực, cả doanh nghiệp và người mua nhà đều phụ thuộc vào vốn vay. Thứ hai là tín dụng vào lĩnh vực bất động sản vẫn được kiểm soát chặt chẽ trong khi các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu, cổ phiếu không thuận lợi. Cuối cùng là lãi suất tăng cao và điểm rơi trái phiếu đáo hạn tập trung vào 2023-2024.

Doanh nghiệp bất động sản cũng khó huy động nguồn vốn từ khách hàng vì niềm tin của người mua nhà giảm, nhu cầu thực chưa được đáp ứng, nhu cầu đầu tư giảm mạnh và hạn chế trong việc tiếp cận khoản vay. Với diễn biến nhiều thách thức bủa vây, các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải chọn lựa kênh mua bán sáp nhập để giải quyết khó khăn.

Các chuyên gia dự báo mua bán sáp nhập có thể diễn ra mạnh mẽ từ giữa quý 2/2023 và được xem là kênh tiếp sức cho doanh nghiệp đang kiệt quệ mất thanh khoản, thiếu hụt dòng tiền.

Tâm điểm của thị trường M&A sẽ tập trung vào nhóm tài sản quỹ đất, những dự án trong giai đoạn đầu tư ban đầu nhưng chưa sẵn nguồn lực triển khai. Đối với các tổ chức (doanh nghiệp) đang nắm giữ dự án nhưng quá sức sẽ phải bán một phần hoặc toàn bộ dự án để thoát hàng, mang dòng tiền về tái thiết lại bộ máy. Bên cạnh đó, những dự án kém tiềm năng, không còn phù hợp cũng nằm trong danh sách tài sản cần bán bớt để giảm gánh nặng chi phí.

3 hình thức mua bán sáp nhập phổ biến thời gian tới là bán cổ phần dự án hoặc bán công ty có sẵn dự án hay liên doanh (xảy ra khi chủ đầu tư trong nước nắm giữ quỹ đất dự án còn tổ chức nước ngoài hoặc đối tác Việt Nam bơm vốn phát triển dự án).

Dẫu vậy, các thương vụ M&A có thể diễn ra trong thời gian dài. Các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm hiểu và khảo sát chọn lọc rất kỹ toàn cảnh thị trường, sau đó đi sâu vào từng phân khúc tiềm năng. Khi đã có đầy đủ dữ liệu, họ mới bắt tay với một số đối tác là chủ đầu tư tại Việt Nam có lợi thế là sở hữu sẵn quỹ đất và am hiểu pháp lý địa phương.

Thêm vào đó mức độ quan tâm và làn sóng săn lùng tài sản để mua bán sáp nhập có thể tăng lên năm nay, thúc đẩy thị trường tăng nhiệt, việc chốt một thương vụ M&A thường không dễ dàng và mất rất nhiều thời gian mới đi đến thành công.

Các bước kiểm tra pháp lý, mặc cả giá, thẩm định năng lực triển khai, khả năng sẵn sàng bán hàng, định vị phân khúc sản phẩm có thể mất nhiều quý đàm phán, thậm chí lâu hơn mới ngã ngũ. Vì vậy, thị trường mua bán sáp nhập có vẻ hấp dẫn khi nhịp độ sôi động tăng lên nhưng khó đoán kết quả cuối cùng.

Đánh giá về xu hướng đầu tư tại Việt Nam, báo cáo PwC nêu rõ biến động kinh tế vĩ mô và xung đột địa chính trị thế giới có ảnh hưởng khác nhau lên các ngành.

Công nghệ, truyền thông và viễn thông

PwC nhìn nhận số hóa vẫn đang là mối quan tâm chính với nhiều doanh nghiệp. Tương tự năm 2022, các giao dịch phần mềm sẽ tiếp tục chiếm phần lớn, lên đến 71% hoạt động giao dịch công nghệ và 74% giá trị giao dịch. Viễn thông, metaverse và trò chơi điện tử sẽ là các lĩnh vực nóng, thu hút hoạt động M&A vào năm 2023.

Sản xuất công nghiệp và ô tô

Thứ ba, dịch vụ tài chính. Sự gián đoạn từ các nền tảng giao dịch và fintech tạo ra những biến đổi nhanh về công nghệ trên toàn ngành, cũng như thúc đẩy hoạt động M&A trong khi các nhà giao dịch tìm cách thu hút năng lực số.

Năng lượng, tiện ích và khai thác

Việc chuyển đổi năng lượng vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư và đội ngũ quản lý, hướng khối lượng vốn lớn vào hoạt động M&A và các dự án phát triển vốn.

Thị trường tiêu dùng

Dù vẫn còn những thách thức với người tiêu dùng năm 2023, việc đánh giá danh mục đầu tư và tập trung vào các giao dịch chuyển đổi sẽ tạo ra cơ hội cho M&A.

Y tế và sức khỏe

Nhu cầu đổi mới sáng tạo hướng tới tăng trưởng sẽ thúc đẩy hoạt động M&A vào năm 2023. Công nghệ sinh học, nghiên cứu phát triển sản phẩm y tế (CRO/CDMO), công nghệ Y tế (MedTech), các giải pháp chăm sóc sức khỏe hướng tới người tiêu dùng và số hóa y tế dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư.

Quay trở lại với thị trường vốn, cụ thể là thị trường chứng khoán_kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiêm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Khép lại phiên giao dịch ngày 24/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn nhóm ASEAN-6 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn nhóm ASEAN-6

Công ty dự báo kinh tế toàn cầu Oxford Economics vừa đưa ra dự báo mới nhất cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao hơn so với nhóm 6 nền kinh tế lớn nhất Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN-6) (bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Philippines) trong những năm tới.