Thị trường M&A trong tuần, đón đầu điểm sáng trong kế hoạch nhượng cổ phần của doanh nghiệp
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động M&A đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô thương vụ, trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần làm đa dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền kinh tế Việt Nam.
Thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động M&A cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong tuần qua hoạt động M&A diễn ra sôi nổi mạnh mẽ đúng như nhịp tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán.
Mở đầu cho tuần: Các công ty bắt đầu có kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn cho doanh nghiệp. Đặc biệt phải kể tới, chuỗi sự kiện cổ phiếu nhóm Louis Capital (TGG) bật trần trở lại. TGG trình kế hoạch phát hành tăng vốn gấp 2,5 lần với giá 20.000 đồng/cp và miễn nhiệm ông Đỗ Thành Nhân khỏi HĐQT ngày 24/11/2021.
Louis Capital (TGG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên sắp tới đây, đáng chú ý là nội dung thay đổi phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn. Trước đó, Công ty tạm hoãn kế hoạch chào bán 30 triệu cổ phần với giá 15.000 đồng/cp. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu TGG và các mã liên quan (APG, BII…) giảm mạnh sau những phiên kịch trần liên tiếp, dậy sóng nghi vấn thao túng giá.
Đến nay, theo kế hoạch mới, TGG dự bán gần 41 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cp. Nếu thành công, Công ty sẽ nâng vốn điều lệ lên 682,5 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần mức vốn hiện tại. Ngoài ra một nội dung đáng chú ý khác cũng sẽ được trình tại đại hội đó là việc miễn nhiệm 3 Thành viên HĐQT gồm ông Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Hồ Hưng và Đỗ Thành Nhân. Trước đó, sau khi hoàn tất thoái vốn, ông Đỗ Thành Nhân đã nộp đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT tại TGG. Nhưng chính thông tin phát hành thêm cổ phiếu vẫn khiến cổ phiếu của TGG lao dốc và chưa có tín hiệu tích cực, giá cổ phiếu tại phiên 24/11/2021 của TGG 33.700 VNĐ.
Bên cạnh đó trong sự kiện IDC nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 49%, chuyển sàn trước 31/01/2022 được báo chí thông tin ngày 24/11/2021 cũng là sự kiện đáng lưu ý.
Ủy ban cũng đề nghị trung tâm lưu ký thực hiện cập nhật điều chỉnh trên hệ thống về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại IDC theo quy định.
Như vậy tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại IDC sẽ tăng lên 49%.
Sau khi được Đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua chuyển sàn, HĐQT IDC đã có Nghị quyết chuyển niêm yết 300 triệu cổ phần từ sàn Hà Nội sang sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và thời gian hoàn thành các thủ tục chuyển niêm yết trên HOSE là trước 31/01/2022.
IDC sở hữu quỹ đất bất động khu công nghiệp lớn, tương đương các công ty lớn như BCM, KBC, LHG… Tuy nhiên, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty không đáng kể trong khi tỷ lệ sở hữu của khối ngoại là tại KBC là 15,45%, tại LHG là 9,98%, tại TIP (CTCP phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa) là 20,98%.
Tuy nhiên tưởng chừng như thông tin này là một lợi thế trong kế hoạch tăng trưởng giá cổ phiếu IDC, nhưng giá cổ phiếu của IDC lại giảm 83.600 VNĐ tại phiên ngày 24/11/2021.
Ở chiều ngược lại, Nhựa Đồng Nai (DNP) chào bán 11 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu lại là một tín hiệu vô cũng tích cực dành cho mã cổ phiếu này. Ngày 02/12 tới đây CTCP Nhựa Đồng Nai (mã chứng khoán DNP) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 10,91 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành 10:1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 quyền mua, cứ 10 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới.
Giá phát hành 20.698 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động gần 226 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này sẽ được sử dụng để bổ sung nhu cầu vốn lưu động của Công ty.
Trong khi đó trên thị trường cổ phiếu DNP đang giao dịch quanh vùng giá 21.000 đồng/cổ phiếu – xấp xỉ bằng với giá phát hành chào bán cho cổ đông hiện hữu. Giá tại phiên giao dịch ngày 24/11/2021 là 21.000 VNĐ
Song song với những thông tin đó, phải kể đến doanh nghiệp M&A PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT), có một tuần với nhịp giá cổ phiếu rung lắc nhẹ. Khối lượng giao dịch đang duy trì trên mức trung bình (50.000 cổ phiếu) cho thấy dòng tiền đang khá dồi dào.
So với các mã cổ phiếu cùng ngành, cổ phiếu của PGT có nhỉnh hơn về tiềm năng và khả năng thanh khoản tốt ở thời điểm thị trường chứng khoán đang sôi động như hiện tại. Giá cổ phiếu của PGT trong tuần này giao động trong khoảng 11.300 - 13.400 VNĐ.
Lý giải cho những tăng trưởng đường dài đó, báo cáo quý 3 của PGT đã làm nổi bật lên giá trị hiện tại của cổ phiếu .
Tại thời điểm 30/09/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 57 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 6.9 tỷ đồng, gấp đôi con số đầu năm với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 38%, xuống còn 21.6 tỷ đồng.
Kết thúc 9 tháng đầu năm, PGT ghi nhận doanh thu thuần hơn 642 triệu đồng. Đáng chú ý, đơn vị đã thoát khỏi con số lỗ 7 tỷ đồng hồi cùng kỳ, ghi nhận lãi ròng gần 276 triệu đồng.
Đây cũng chúng là nguyên nhân giúp cho cổ phiếu của PGT là một chiến mã dài hơi được các nhà đầu tư chú ý không chỉ ngành nghề mà còn là giá trị nội tại của công ty, đem lại lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư.
Đặc biệt, sự kiện công ty PGT Holdings (Mã chứng khoán trên sàn HNX là PGT) đã thành công trong việc phát động thực hiện dự án: "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" nhằm kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam, kể từ khoảng thời gian giãn cách tại TP. HCM cho đến nay. Điều đó cho thấy ngoài xây dựng những giá trị thiết yếu, chiến lược trong hoạt động kinh doanh PGT còn xây dựng những giá trị bền vững cho cộng đồng, cho doanh nghiệp. PGT tự tin là một doanh nghiệp đầy tiềm năng trong lĩnh vực M&A mà nhiều nhà đầu tư đánh giá cao về trung và dài hạn.
Các chuyên gia chứng khoán nhận định: cổ phiếu PGT đang dần mở cửa không chỉ với các cổ đông tại công ty và còn với các nhà đầu tư bên ngoài nhằm thu được lợi nhuận tốt nhất từ cổ phiếu. Đó là 1 điểm sáng của 1 doanh nghiệp hiện đang sở hữu cổ phiếu với giá tốt và thanh khoản cao trên thị trường.
PVTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.