Thị trường M&A trong tuần - Sự bứt tốc cuối năm 2021 của doanh nghiệp thông qua những thương vụ chuyển nhượng
Năm 2021, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp với các biến thể mới, có tốc độ lây nhiễm nhanh và mạnh hơn năm trước đó. Tuy nhiên, thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam không vì đó mà ảm đạm, thậm chí còn phục hồi rõ rệt về tổng giá trị các thương vụ và ghi nhận khá nhiều giao dịch quy mô lớn và rất lớn.
Mở đầu thông tin tuần này là thông tin nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng. Ngày 19/12/2021, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) đã đăng ký toàn bộ 2,2 triệu cổ phiếu PTV của CTCP Thương mại Dầu khí (Petechim).
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, HDB vừa đăng ký bán toàn bộ 11% cổ phần sở hữu tại Petechim để cơ cấu lại danh mục đầu tư.
2,2 triệu cổ phiếu PTV này sẽ được HDBank bán theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong thời gian từ ngày 23/12/2021 đến 21/1/2022.
Nếu giao dịch bán 2,2 triệu cổ phiếu PTV thành công với mức giá hiện nay, HDB sẽ thu về gần 17,2 tỷ đồng. Tuy nhiên thông tin này tưởng chừng là một lời thế nữa giúp HDB có thể huy động vốn, nhưng ngược lại, giá cổ phiếu của HDB tại phiên sáng ngày 22/12/2021 lại tràn ngập một sắc đỏ. Giá cổ phiếu hiện tại của HDB sáng ngày 22/12: 28,750 VNĐ.
Bên cạnh diễn biến thông tin chuyển nhượng cổ phiếu, ngày 19/12/2021 vừa qua, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC, mã chứng khoán: PVX) đã chuyển nhượng thành công toàn bộ phần vốn góp tại Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí (Petroland, mã chứng khoán PTL).
Theo đó, PVC đã bán toàn bộ hơn 36 triệu cổ phiếu, tương đương 36,01% vốn điều lệ tại Petroland.
PVC đã thoái vốn thành công trong bối cảnh giá cổ phiếu PTL tăng mạnh trong vòng 1 tháng qua, thu về hàng trăm tỷ đồng.
Cùng với việc thoái vốn thành công này, PVC sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 trong tháng 1/2022 để kiện toàn nhân sự thành viên Hội đồng quản trị.
Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông đối với cổ phiếu PVX là 23/12/2021. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/12/2021. Tỷ lệ phân bổ quyền 1 cổ phiếu được 1 quyền biểu quyết. Tại phiên sáng ngày 22/12/2021, giá cổ phiếu của 18,800 VNĐ.
Diễn biến của các công ty bất động sản trong tuần cũng khá sôi động, đặc biệt là thông tin Hưng Thịnh Land và Hưng Thịnh Investment dự kiến giao dịch thoả thuận 11,9 triệu cổ phiếu HTN của Hưng Thịnh Incons từ ngày 22/12 đến ngày 20/1/2022.
Trong thông báo mới đây, CTCP Hưng Thịnh Land đăng ký bán hơn 11,9 triệu cổ phiếu HTN của CTCP Hưng Thịnh Incons với mục đích tái cấu trúc danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiện được thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ ngày 22/12 đến ngày 20/1/2022.
Hiện Hưng Thịnh Land là cổ đông lớn nhất của Hưng Thịnh Incons với số lượng cổ phiếu nắm giữ là 21,4 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 24,04%. Nếu giao dịch thành công, Hưng Thịnh Land sẽ giảm sở hữu xuống còn 9,52 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,684%.
Nếu hoàn tất, Hưng Thịnh Land sẽ giảm số lượng cổ phiếu HTN nắm giữ từ hơn 21,4 triệu đơn vị xuống còn hơn 9,5 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm từ 24,04% xuống còn 10,7%.
Cùng thời gian trên, Hưng Thịnh Investment đăng ký mua thoả thuận số lượng cổ phiếu trên. Trước giao dịch, tổ chức này không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HTN nào và dự kiến trở thành cổ đông lớn của Hưng Thịnh Incons nếu mua vào thành công hơn 11,9 triệu cổ phiếu HTN, tương đương tỷ lệ 13,36%.
Cả ba tổ chức trên đều nằm trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Đình Trung, hiện đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tại cả Hưng Thịnh Land, Hưng Thịnh Investment và Hưng Thịnh Incons. Hiện ông Trung đang sở hữu gần 15 triệu cổ phiếu HTN (tỷ lệ 16,83%).
Chính thông tin chuyển nhượng này là một tín hiệu tích cực cho cổ phiếu của HTN, tại phiên giao dịch sáng ngày 22/12/2021, giá cổ phiếu của HTN 47,900 VNĐ.
Song song với những tín hiệu tích cực của thị trường doanh nghiệp PGT Holdings (HNX:PGT) cũng có những dấu hiệu tích cực tại các phiên chứng khoán vào cuối tuần, sau phiên rung rắc mạnh vào ngày 21/12/2021. Ngày 21/12/2021 vừa qua, thông tin Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng PGT Holdings - đã bán thành công 110,000 cổ phiếu. Trước đó, thông tin, bà Nguyễn Thị Thanh Chi - Phó TGĐ kiêm Kế toán trưởng CTCP PGT Holdings đăng ký bán gần 1.3 triệu cp PGT từ ngày 16/11-14/12/2021.
Nếu thương vụ thành công, bà Chi sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu PGT nào (hiện bà Chi đang là cổ đông lớn sở hữu 14.16% vốn tại PGT). Dự kiến bà Chi sẽ thu về hơn 15 tỷ đồng nếu hoàn tất thương vụ.
Hiện tại, số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 1,166,201 CP (tỷ lệ 12.94%). Đúng như nhận định của các chuyên gia chứng khoán, thông tin chuyển nhượng là một tín hiệu tích cực của cổ phiếu PGT. Tại phiên giao dịch sáng ngày 22/12 giá cổ phiếu của PGT 11,300 VNĐ. Đặc biệt nhiều nhà đầu tư nhận định, cổ phiếu PGT là một mã cổ phiếu mở cho các nhà đầu tư và đang có mức giá giao dịch tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Khối lượng và giá của cổ phiếu PGT (20/12 – 24/12/2021)
Thúc phiên giao dịch cuối tuần thứ 6: 24/12/2021, giá cổ phiếu của PGT 12,000 VNĐ. Thanh khoản trong phiên giao dịch hôm nay (127,800 cổ phiếu ) gấp hơn 5 lần sao với phiên ngày 23/12/2021 (23,100 cổ phiếu). Đúng như các chuyên gia chứng khoán và các nhà đầu tư đã nhận định về cổ phiếu PGT trong giai đoạn cuối năm 2021 " Mã cổ phiếu PGT như một chiến mã dài hơi của sàn HNX và các doanh nghiệp cùng ngành".
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và ra thế giới. Đây cũng là lí do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo khiến PGT liên tiếp lọt vào top cổ phiếu nổi bật tăng trưởng mạnh nhất thời gian gần đây.
Đặc biệt, với những dự án M&A ấp ủ trong năm 2022 đang trong quá trình thực hiện, PGT Holdings tự tin rằng sẽ đem đến một bức tranh tài chính và lợi nhuận dài hơi hơn nữa cho các nhà đầu tư tại báo cáo quý 4 sắp tới.
Thêm vào đó, ngày 22/12/2021, Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện (UPCoM: EMS) vừa công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn, theo tỷ lệ 9,09%.
Được biết, đầu tháng 11/2021, gần 1.5 triệu cổ phiếu EMS được bổ sung vào tổng lượng cổ phần đang giao dịch tại UPCoM.
Đây là số cổ phiếu công ty đã phát hành để trả cổ tức theo tỷ lệ 10% (cổ đông có 10 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới). Xấp xỉ 9,2 triệu cổ phiếu EMS được giao dịch tại UPCoM từ đầu năm 2018, với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 31.000 đồng/cp.
Về cơ cấu cổ đông của EMS, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đang chi phối 84,1% vốn EMS; theo sau đó là Công ty cổ phần Hacisco nắm 8,2% (Tập Đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam- VNPT sở hữu hơn 27,6% vốn Hacisco).
Khép lại thông tin của tuần 4 (20/12- 24/12/2021) thông tin diễn biến tình hình của các công ty IPO mới lên sàn chứng khoán trong tháng 12 cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, và chú ý trong đó có Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam.
Theo thông tin từ Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE)Ngày 3/12, Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh đã trao quyết định niêm yết và đưa 78 triệu cổ phiếu BAF của Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam vào giao dịch. Tổng giá trị chứng khoán niêm yết của BAF đạt 780 tỷ đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 20.000 đồng/cổ phiếu. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là chăn nuôi heo giống và heo thương phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi và kinh doanh thương mại ngành nông sản.
Ngoài ra công ty cũng vừa đưa ra một thông tin tới các cổ đông, Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) nhận chuyển nhượng 99% vốn tại CTCP Thức ăn chăn nuôi Rico Tây Ninh.
Cụ thể, Công ty nhận chuyển nhượng 7,5 triệu cổ phần từ ông Hoàng Giáo, tương đương 50% vốn điều lệ tại Rico Tây Ninh. Giá chuyển nhượng là 10.000 đồng/cổ phần, tương đương với giá trị chuyển nhượng là 75 tỷ đồng.
Cùng với đó, BAF nhận chuyển nhượng 7,35 triệu cổ phần của Công ty TNHH Rico Việt Nam (RICO Feed) sở hữu, tương đương 49% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Rico Tây Ninh. Giá chuyển nhượng là 10.000 đồng/cổ phần, tương đương với giá trị chuyển nhượng là 73,5 tỷ đồng.
Tại phiên giao dịch sáng 23/12, cổ phiểu của BAF tại thời điểm 11h là 42,300 VNĐ.
PVTại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” ngày 3/1, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.