Thị trường M&A và IPO trong tuần: Từ 24/1 - 27/1/2022, Những thương vụ “Cận kề” tết Nhâm Dần 2022.
Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc phiên giao dịch ngày 28/1/2022 (Phiên giao dịch cuối cùng của năm Tân Sửu) bằng sắc xanh hy vọng. Đóng cửa, VN-Index tăng 8,2 điểm (0,56%) lên 1.478,96 điểm, HNX-Index tăng 5,46 điểm (1,33%) đạt 416,73 điểm, UPCoM-Index tăng 0,96 điểm (0,88%) lên 109,69 điểm.
Trong tuần này (tuần cuối cùng của năm Tân Sửu) với 6 thương vụ nổi bật, là những thông tin vô cùng hữu ích cho các nhà đầu tư, sau giai đoạn nghỉ tết Âm lịch.
1. CTCP Searefico (HOSE: SRF) đăng ký bán hơn 6.86 triệu cp HUB của CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (HOSE: HUB) từ ngày 20/01 đến ngày 18/02/2022.
Nếu thương vụ thành công, SRF sẽ không còn sở hữu cổ phiếu HUB nào (hiện đang là cổ đông lớn nắm giữ 36% vốn).
Được biết, loạt lãnh đạo cấp cao tại SRF cũng đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại HUB. Cụ thể, ông Lê Tấn Phước đang là đồng Chủ tịch tại cả 2 đơn vị, bà Nguyễn Thị Thanh Hường - TGĐ điều hành SRF, hiện đang là Thành viên HĐQT HUB và ông Phan Thành Long - Giám đốc tài chính SRF, đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát của HUB.
2. PJICO nới room ngoại lên 100%
Ngày 21/01/2022, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) đã nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hồ sơ thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của PJICO tăng lên mức 100%, từ mức 49% hiện tại.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài không còn gặp hạn chế về room ngoại khi đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ này.
Kế hoạch nới room ngoại lên tối đa đã được thông qua từ cuộc họp đại hồi đồng cổ đông thường niên năm 2020 của PJICO. Lãnh đạo công ty khi đó cho biết mục đích nới room là nhằm tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu PGI, đảm bảo lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư. Hãng bảo hiểm này đang có 3 cổ đông lớn gồm Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với tỷ lệ sở hữu 40,95% vốn, Vietcombank sở hữu 8,03% và Samsung Fire & Marine Insurance sở hữu 20%.
3. CII tiếp tục muốn thoát hàng tại NBB
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) vừa đăng ký bán 9 triệu cp NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) trong khoảng thời gian 25/01-23/02/2022.
Nếu hoàn tất thương vụ, CII sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại NBB từ 60.13% (hơn 60 triệu cp) xuống còn 51.14% (hơn 51 triệu cp).
Động thái thoái vốn liên tiếp này diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu NBB tăng mạnh và thiết lập đỉnh kỷ lục hồi phiên 11/01/2022 (59,700 đồng/cp). Thanh khoản theo đó cũng được cải thiện đáng kể, bình quân trong 1 quý trở lại đây ghi nhận gần 2 triệu cp/phiên.
4. Transimex muốn bán 7.6 triệu cp Cholimex
CTCP Transimex (HOSE: TMS) vừa đăng ký bán 7.6 triệu cp tại CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex, UPCoM: CLX). Thời gian thực hiện từ ngày 19/01 đến ngày 11/02.
Nếu giao dịch hoàn tất, TMS sẽ giảm sở hữu tại CLX từ 35.02% (hơn 30 triệu cp) xuống còn 26.24% (gần 23 triệu cp).
Trước đó ngày 06/01, HĐQT TMS đã thông qua việc chuyển nhượng 15% số lượng cổ phiếu CLX đang lưu hành, tương đương gần 13 triệu cp. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý 4/2021 đến quý 1/2022.
5. VNPost muốn bán hơn 122 triệu cổ phiếu LPB với giá tối thiểu 28.930 đồng/cổ phiếu
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu.
Theo đó, số cổ phần được đưa ra đấu giá là hơn 122 triệu cổ phiếu, tương đương 10,15% vốn cổ phần ngân hàng LienVietPostBank.
Giá khởi điểm được đưa ra là 28.930 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá của LPB trên thị trường chứng khoán khoảng 34%.
Gần đây, VNPost cũng đã thoái thành công 18 triệu cổ phiếu PTI của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) với giá khởi điểm 47.310 đồng/cổ phần.
6. Keppel Land rót 120 triệu USD vào dự án Bắc An Khánh - Mailand Hanoi City.
Keppel Land vừa ký một thoả thuận ràng buộc với Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long để mua 49% cổ phần trong 3 khu đất tại khu đô thị Bắc An Khánh – Mailand Hanoi City (tên cũ là Splendora) với tổng giá trị 2.715 tỷ đồng (khoảng 120 triệu USD).
Theo đó, liên doanh Keppel Land – bao gồm công ty con 100% vốn Keppel Land Vietnam Properties, Keppel Vietnam Fund (KVF), nhà đồng đầu tư của KVF, Phú Long cùng với công ty con là Công ty TNHH Liên doanh Phát triển Thành phố mới An Khánh thực hiện thỏa thuận.
Thỏa thuận này đánh dấu thương vụ mua lại đầu tiên của KVF kể từ khi công ty đạt được mức quỹ 400 triệu USD vào năm 2020.
Trong tuần này, không có thông tin về IPO.
Quay trở lại với doanh nghiệp M&A PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT), trong tuần này ngoài thông tin 230, 296 cổ phiếu quỹ của PGT Holdings đang được chào bán dự kiến kết thúc giao dịch: 11/02/2022. Thì ngày 25/1/2022, PGT Holdings chính thức công bố rộng rãi vị cổ đông và là đối tác chiến lược của doanh nghiệp.
Ông Nakao Hiroshi trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược của PGT Holdings.
Cụ thể, ông Nakao Hiroshi đã mua lại 230.000 cổ phiếu (khoảng 2,49%) cổ phiếu PGT và trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC. Hiện nay, ông là giám đốc của tổ chức Universal Network - hiệp hội quản lý nguồn nhân lực lớn ở Nhật Bản. Cho đến nay, tổ chức đã giới thiệu và giám sát hơn 3.000 thực tập sinh Việt Nam cho nhiều công ty Nhật Bản. Với việc hợp tác với ông Nakao, PGT Holdings có thể góp phần vào việc kết nối những bạn trẻ tiềm năng người Việt với các doanh nghiệp xuất sắc của Nhật Bản.
Cổ phiếu PGT Holdings giao dịch thành công trong tuần Từ 24/1 - 27/1/2022.
Về giá trị cổ phiếu trong tuần này, trước những rung lắc mạnh của thị trường chứng khoán dịp cận tết, cổ phiếu PGT Holdings vẫn duy trì ở ngưỡng an toàn vùng giá từ 10,000 - 12,000 VNĐ. PGT Holdings cùng các nhà đầu tư đang năm giữ cổ phiếu PGT tin rằng, tăng trưởng vững chắc cùng chiến lược kinh doanh " Phát triển bền vững" sẽ giúp PGT Holdings bứt phá về giá trị cổ phiếu và kết quả kinh doanh của công ty. Khép lại phiên giao dịch cuối cùng của năm Tân Sửu ngày 28/1, cổ phiếu PGT vẫn tiếp tục là chuỗi tăng trưởng, khớp lệnh thành công 33,200 cổ phiếu và giá đóng cửa 10,300 VNĐ.
Vì thế đó là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, rót vốn vào PGT Holdings để sinh lời, ăn lên làm ra trong thời gian tới. PGT Holdings tin rằng, một bức tranh tài chính với những chỉ số kế toán tích cực sẽ giúp PGT Holdings phát triển "nhảy vọt"trong năm 2022.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và thế giới. Đây cũng là lý do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo. PGT Holdings tin rằng, cùng với những định hướng phù hợp trong từng giai đoạn và triết lý kinh doanh " Giá trị bền vững", PGT sẽ đem lại lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư.
Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP 6,6% trong năm 2025, nằm trong nhóm quốc gia tăng trưởng cao nhất châu Á.