Thị trường M&A và IPO (Từ 28/3 - 1/4 ): Nâng cao tính minh bạch thông tin của các công ty đại chúng

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 02/04/2022

Đóng cửa ngày 1/4/2022, VN-Index tăng 24,29 điểm (1,63%) lên 1.516,44 điểm, HNX-Index tăng 4,48 điểm (1%) lên 454,1 điểm, UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (0,13%) lên 117,19 điểm.

photo-1648829302167

Nhìn chung sắc xanh đã trở lại với hầu hết các nhóm ngành với đà dẫn dắt của các nhóm ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, chứng khoán. Thị trường như được hồi sinh và lấy lại động lực tăng sau giai đoạn điều chỉnh trong tuần này.

Thanh khoản vẫn duy trì ở mức trung bình. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 1,2 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị 32.036 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE thì giá trị giao dịch đạt 26.700 tỷ đồng, tăng 22% so với phiên 31/3.

Trong tuần này có 10 thương vụ M&A

1. Ban lãnh đạo của Ocean Group đồng loạt thoái vốn khỏi công ty

Lãnh đạo và người thân của doanh nghiệp Ocean Group đăng ký bán ra hơn 31 triệu cp và nếu giao dịch thành công, họ sẽ không còn sở hữu tại Ocean Group (HOSE: OGC).

Ngày 28/03, Tổng Giám đốc Lò Hồng Hiệp, Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Trung và Trưởng Ban kiểm soát Nguyễn Hương Nga đồng loạt đăng ký bán ra tương ứng 3 triệu cp, 13.5 triệu cp và gần 8 triệu cp. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Minh Hạnh - chị gái của bà Nguyễn Hương Nga - cũng đăng ký bán gần 6.6 triệu cp OGC.

Thời gian bán dự kiến diễn ra từ ngày 01-29/04/2022. Sau khi hoàn tất giao dịch, các lãnh đạo này không còn sở hữu cổ phiếu tại Ocean Group. Các giao dịch sẽ thực hiện thông qua phương pháp thỏa thuận.

2. Cổ đông lớn rời ghế khỏi CTCP Xây dựng 1369

Ông Phạm Anh Đức đã rời ghế cổ đông lớn của CTCP Xây dựng 1369 (HNX: C69) sau khi bán ra 1.3 triệu cp trong phiên 24/03/2022.

Theo đó, ông Đức giảm sở hữu tại C69 từ 6.58% (3.95 triệu cp) xuống còn 4.42%, tương đương 2.65 triệu cp.

3. Cổ đông lớn liên tiếp thoái vốn tại CTCP Tập đoàn Sơn Đại Việt

Tại CTCP Tập đoàn Sơn Đại Việt (HNX: DVG), ông Bùi Văn Thụy - Thành viên HĐQT vừa bán 5 triệu cp, tương đương gần 16% vốn, từ ngày 17-24/03.

Trước giao dịch, ông Thụy là cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 9.2 triệu cp, tương đương hơn 33% vốn tại DVG.

Mới đây, vị lãnh đạo đã bán 5 triệu cp trong số đó, hạ nắm giữ xuống còn 4.2 triệu cp (15.17%). Thương vụ mang về cho ông Thụy khoảng 69 tỷ đồng.

4. CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương cổ đông lớn thứ hai tại Tổng Công ty Dược Việt Nam có thể sẽ thoái sạch vốn.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương đăng ký bán toán bộ 30.3 triệu cp của Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (UPCoM: DVN) từ ngày 01-29/04.

Tập đoàn Đầu tư Việt Phương đang là cổ đông lớn thứ hai tại DVN với sở hữu 17% vốn, xếp sau Bộ Y tế (65%). Về mối quan hệ, bà Hàn Thị Khánh Vinh là Phó Tổng Giám đốc ở cả Việt Phương và DVN.

Nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư, Việt Phương dự kiến bán hết toàn bộ hơn 40 triệu cp đang sở hữu trong tháng 4. Ước tính thương vụ giá trị khoảng 975 tỷ đồng.

5. Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN có thể chi 550 tỷ đồng nâng tỷ lệ sở hữu tại Bibica lên mức tuyệt đối

Hiện PAN là công ty mẹ, nắm giữ 11 triệu cổ phiếu BBC, tương đương 58,94% vốn điều lệ của Bibica.

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) thông báo đăng ký chào mua 7,7 triệu cổ phiếu BBC, tương đương 41,06% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty Cổ phần Bibica.

Đại diện PAN cho biết thời gian qua, nhằm mở rộng quy mô hoạt động, PAN tập trung với chiến lược phát triển hữu cơ, mua lại và hợp nhất các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, minh bạch và quản trị tốt trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm.

6. Tập đoàn T&T muốn bán tiếp 6 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Cảng Quảng Ninh, dự thu 162 tỷ đồng

Tập đoàn T&T thông báo vừa đăng ký bán ra 6 triệu cổ phiếu CQN của Công ty Cổ phần Cảng Quảng Ninh (UPCoM: CQN).

Giao dịch dự kiến được thực hiện trong thời gian từ ngày 31/3 đến ngày 29/4, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Mục đích thực hiện giao dịch là để thu hồi vốn đầu tư.

Tạm tính theo thị giá của CQN, T&T có thể thu về 162 tỷ đồng nếu hoàn tất giao dịch.

Tập đoàn T&T hiện đang nắm giữ gần 64,37 triệu cổ phiếu CQN, tương đương tỷ lệ sở hữu 85,77%. Với tỷ lệ này, Cảng Quảng Ninh đóng vai trò công ty con của T&T và được hợp nhất kết quả kinh doanh tại báo cáo tài chính.

7. Becamex (BCM) nhận chuyển nhượng 100% vốn công ty con từ Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC)

 Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, HoSE: BCM) vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng vốn từ đơn vị khác.

Cụ thể, Becamex IDC vừa nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, HoSE: IJC) tại Công ty TNHH MTV WTC Bình Dương với giá trị 5 tỷ đồng, tương đương 100% vốn điều lệ.

Theo đó, sau khi hoàn thành giao dịch trên, Tổng công ty Becamex IDC sẽ trở thành chủ sở hữu mới của Công ty TNHH Một thành viên WTC Bình Dương, kế thừa toàn bộ nghĩa vụ và quyền lợi được bàn giao theo hợp đồng chuyển nhượng.

8. Vinaconex thoái sạch vốn Công ty TNHH Phát triển Hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc

Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG) vừa có quyết định phê duyệt phương án bán toàn bộ phần vốn góp tại Công ty TNHH Phát triển Hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc (Công ty Vĩnh Phúc), trị giá 46 tỷ đồng.

9. SCIC thoái vốn Vật liệu Xây dựng Bến Tre

Theo đó, SCIC sẽ thoái toàn bộ hơn 2 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Bến Tre (HNX: VXB), theo phương thức bán đấu giá. Số cổ phần này chiếm gần 49,8% vốn của Vật liệu Xây dựng Bến Tre.

Giá khởi điểm của lô cổ phần là hơn 138 tỷ đồng, tương đương 68.557 đồng/cổ phiếu. Mức giá này cao hơn thị giá của cổ phiếu VXB trên thị trường khoảng 71%.

Được biết, Công ty Vật liệu Xây dựng Bến Tre được thành lập vào năm 1978, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước. Ngày 24/5/2004, công ty chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa với vốn điều lệ 15 tỷ đồng.

10. CTCP Logistics Vicem đã thoái vốn khỏi CTCP Xi măng Hà Tiên 1

Cụ thể, CTCP Logistics Vicem đã thoái vốn khỏi CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HOSE: HT1) bán thành công hơn 1 triệu cp (tương ứng 0.28% vốn của HT1). Ước tính Logistics Vicem đã thu về hơn 26.5 tỷ đồng từ thương vụ.

Bên cạnh đó trong tuần này có 2 thông tin về IPO.

1. Chào bán CP của CTCP Thương nghiệp Cà Mau do PVOIL nắm giữ.

Từ ngày 31/3-26/4 tới đây, hơn 2,936 triệu cổ phiếu CMV của Công ty cổ phần Thương nghiệp Cà Mau sẽ được đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE).

Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán OIL) sẽ bán toàn bộ hơn 2,936 triệu cổ phiếu tại Công ty CP Thương nghiệp Cà Mau (CAMEX, mã chứng khoán CMV).

Theo đó, OIL chào bán hơn 2,936 triệu cổ phiếu CMV với giá khởi điểm là 26.300 đồng/cổ phiếu theo hình thức đấu giá công khai cho nhà đầu tư trong nước tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE). Số lượng đăng ký mua tối thiểu là 100 cổ phiếu. Thời gian nhận đăng ký mua là từ ngày 31/3 đến ngày 26/4/2022.

2. Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam sắp chào sàn HOSE

Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (Mã: CSI) vừa thông qua hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

Cổ phiếu CSI giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 15/3/2019 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.800 đồng/cp, số lượng ban đầu là 16,8 triệu cổ phiếu. Tại phiên giao dịch ngày 1/4/2022, cổ phiếu CSI được ghi nhận đang giao dịch trong khoảng giá 82,400 VNĐ – 94,700 VNĐ.

Quyết định nộp hồ sơ niêm yết lần thứ hai của CSI được đưa ra ngày thềm ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, dự kiến diễn ra ngày 14/04.

Quay trở lại với cổ phiếu PGT của PGT Holdings trên sàn HNX, ngoài những thông tin diễn biến chứng khoán khiến thị trường liên tục có những nhịp điều chỉnh thì thông tin tiếp tục nhấn mạnh về tính minh bạch thông tin.

PGT Holdings - một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Mã PGT đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây.

Đứng trước những sự kiện về minh bạch thông tin nhà lãnh đạo cao cấp của PGT Holdings chia sẻ ý kiến và quan điểm của mình.

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Nắm bắt được những vấn đề cốt lõi đó PGT Holdings luôn kinh doanh theo triết lý "Giá trị bền vững" để doanh nghiệp phát triển hơn nữa.

photo-1648829305537

Thống kê giao dịch cổ phiếu PGT

Khép lại phiên giao dịch ngày 1/4/2021, vẫn là kịch bản giảm điểm mà nhiều nhà đầu tư đã nêu ra khi tìm hiểu cổ phiếu PGT trong tuần này. Nếu như kịch bản tuần trước mức giá của PGT nằm trong khoảng giá 11,000 VNĐ – 12,400 VNĐ, thì tại phiên thứ 6 khép lại tuần này mức giá PGT chỉ khiêm tốn 10,100 VNĐ và khoảng giá mua vào 10,200 – 11,200 VNĐ. Nhưng tuy nhiên một điểm cộng cho cổ phiếu PGT đó là lực mua của nhà đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu, tuy nhỏ nhưng đó vẫn là một điểm lợi thế trong tuần này.

Trước những ưu thế về giá trong thời điểm hiện tại, cùng với báo cáo tài chính quý 1/2022 sắp được công bố, các nhà đầu tư của PGT kì vọng rằng mã cổ phiếu sẽ tăng trưởng bền vững trong tháng 4 này

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp vô cùng tiềm năng. Vì vậy PGT chính là một gợi ý để các nhà đầu tư giải ngân đầy hợp lý để ăn nên làm ra.

Thông tin doanh nghiệp

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.