Thị trường M&A Việt Nam trong tuần, chuỗi sự kiện nổi bật của các doanh nghiệp
Theo đánh giá của các chuyên gia, dù đại địch Covid-19 vẫn đang tạo ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia, song hoạt động giao dịch M&A những tháng cuối năm 2021 sẽ còn tiếp tục sôi động do việc tăng tốc số hóa và chuyển đổi đang trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hậu Covid-19. Có 53% doanh nghiệp cho biết sẽ phân bổ nhiều hơn cho hoạt động M&A như một cách để đạt được các ưu tiên chiến lược chính của mình.
Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International dự báo hoạt động M&A đặc biệt sẽ tăng vọt tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2021, vượt qua Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia dẫn đầu về số lượng giao dịch M&A toàn cầu, chiếm tới 38%. Các quốc gia như Philippines và Việt Nam được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh khoảng 26%. Thị trường M&A hứa hẹn sẽ nóng bỏng trong lĩnh vực truyền thông, mạng lưới phân phối, bán lẻ, bất động sản, công nghệ, sáng tạo…
Diễn biến thị trường chứng khoán và M&A tại Việt Nam, chuỗi sự kiện của các doanh nghiệp.
Tình hình đầu tuần với hàng loạt những sự kiện các công ty chào bán cổ phiếu riêng trong đó nổi bật trong ngành bất động sản có Công ty Cổ phần Bất động sản Khải Hoàn Land. (8/11/201) (Công ty Cổ phần Bất động sản Khải Hoàn Land) KHG: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua hồ sơ chào bán cổ phần riêng lẻ.
HĐQT Khải Hoàn Land quyết định chào bán riêng lẻ 144 triệu cổ phiếu với giá dự kiến 16.000 đồng/cp. Số lượng phát hành này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Số tiền 2.304 tỷ đồng dự kiến thu được sẽ dùng 1.940 tỷ đồng mua các sản phẩm bất động sản có sẵn để bán và 364 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.
Cụ thể, Khải Hoàn Land muốn mua sản phẩm bất động sản tại 3 dự án mang thương hiệu T&T là T&T City (Long An), T&T Phố Nối (Hưng Yên) và T&T DC Complex (Hà Nội). Thời gian thực hiện từ quý IV/2021 đến quý I/2022. Nhưng với thông báo trên, có lẽ chưa đủ sức hấp dẫn giá cổ phiếu đang xuống khiến các nhà đầu tư rót vốn vào KHG trong khi cổ phiếu các ngành BĐS khác phủ sắc xanh. Hiện tại giá cổ phiếu của KHG được giao dịch 17.700 NVĐ.
Tiếp nối chuỗi sự kiện chào bán cổ phiếu ấn tượng, (CTCP Transimex) TMS: Nghị quyết HĐQT về việc điều chỉnh nội dung bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ vào ngày 9/11/2021.
Transimex dự kiến chào bán hơn 12,2 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là các cá nhân, tổ chức trong nước có ngành nghề hoạt động có liên quan, có tiềm lực tài chính và/hoặc có thể hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Công ty, với giá bán dự kiến 40.000 đồng/CP.
Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Thời gian chào bán, sau khi được sự chấp thuận của UBCK và sau thời điểm Công ty thực hiện chốt danh sách cổ đông để thực hiện chia cổ tức năm 2020.
Theo phía Công ty, giá chào bán không thấp hơn 1,3 lần giá trị sổ sách của cổ phiếu trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 là 29.808 đồng/cp. Nếu chào bán thành công, Transimex có thể thu về tối thiểu trên 488 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này sẽ được sử dụng để thanh toán một phần gốc trái phiếu CTCP Transimex 2019 khi đáo hạn và bổ sung vốn hoạt động đầu tư/kinh doanh của công ty.
Nhưng có vẻ diễn biến cũng chưa khả quan khi giá cổ phiếu của TMS cũng giảm xuống 84.700 VNĐ tại phiên ngày 11/11/2021.
Ở chiều ngược lại 9/11/2021 khi (Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO) CTI: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án vay vốn, kế hoạch SXKD năm 2021
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO có biên lợi nhuận gộp cao của các trạm thu phí (66,4% với trạm Quốc lộ 1 và 76,6% với trạm Quốc lộ 91) cũng giúp biên lợi nhuận gộp hợp nhất đạt 42%, tăng 4,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 167,5 tỷ đồng, tăng 42,3%. Khấu trừ các chi phí bán hàng và chi phí quản lý, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 129,9 tỷ đồng, tăng 54,4%.
Sự tăng trưởng trên là nguyên nhân chính giúp lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của Cường Thuận Idico thu về 52,9 tỷ đồng trong nửa đầu năm, gấp 16,9 lần cùng kỳ năm 2020. Từ chính những thông tin này đã giúp CTI đẩy giá cổ phiếu lên kịch trần với giá giao dịch trong phiên 11/11/2021 là 20.650 VNĐ.
Giá cổ phiếu giao dịch của PGT tại phiên ngày 12.11.2021
Biện cạnh đó, bàn về các công ty M&A nổi bật, 9/11/2021 sự kiện cổ đông của PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT), Ông Shimabukuro Yoshihiko - Ủy Viên HĐQT PGT Holdings, đã đăng ký mua 100.000 CP. Số lượng cổ phiếu mà Ông Shimabukuro Yoshihiko nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 825.600 CP (tỷ lệ 9,16%). Dự kiến sau đợt giao dịch ngày 9.11.2021 tỷ lệ sở hữu sẽ tăng hơn 10%. Với mục tiêu và chiến lược kinh doanh hiệu quả như hiện tại của PGT Holdings. Ông Shimabukuro Yoshihiko tin rằng việc đầu tư vào PGT sẽ sinh lời thêm nữa. Ngày dự kiến giao dịch của 100.000 CP: 09/11/2021 và dự kiến kết thúc giao dịch: 03/12/2021.
Chính thông tin này, cùng với những kết quả kinh doanh có lãi của công ty đã giúp giá cổ phiếu của PGT luôn giao động tại các phiên giao dịch trong khoảng 11.200 - 12.500 VNĐ.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những thử thách lớn cũng như nhiều cơ hội tốt trong bối cảnh hội nhập tiềm năng hiện nay.
PVTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.