Thị trường miến dong ít chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Doanh nghiệp - Doanh nhân
03:44 PM 13/08/2020

Dịch Covid-19 vẫn đang “hoành hành”, khiến nhiều ngành nghề gặp phải khó khăn. Vậy nhưng, với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và những lợi suất đường thủy đem lại, đã giúp thị trường miến dong không mấy biến động.

Với cơ chế mở như hiện nay, cùng với thị hiếu sử dụng miến dong của người dân ngày càng tăng. Thị trường miến dong đang dần có được nhiều khách hàng tin dùng. Miến dong làng So nổi tiếng, được làm từ nguyên liệu 100% bột củ dong riềng nguyên chất, nổi tiếng với sợi miến thơm ngon và dai mềm. Món ăn bình dị, dân dã đậm đà chất quê này đã đem lại cuộc sống ấm no cho mỗi người dân nơi đây.

Ông Dương Đình Khôi – Giám đốc công ty TNHH sản xuất TM&XNK Dương Kiên (địa chỉ tại thôn 4 Thị Ngoại, xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, HN) chia sẻ với PV: Trước đây nhà tôi kinh doanh theo hộ gia đình, công ty thì mới thành lập từ ngày 1/6/2020. Mặc dù Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, nhưng với lợi suất đường thủy đem lại nên việc xuất khẩu miến sang nước ngoài không mấy ảnh hưởng. Kênh xuất khuẩt của công ty sang Nhật mỗi tháng khoảng 15 tấn. Ngoài ra, số lượng hàng tiêu thụ trong nước vẫn đảm bảo ổn định doanh số ước khoảng 20 tấn. Công ty đang dần phát triển, hướng tới xuất khẩu sang Nga và Hàn Quốc.

Hiện tại dưới xưởng của công ty có 40 công nhân, cả sản xuất và đóng gói. Công ty luôn cố gắng duy trì công việc, đảm bảo cuộc sống cho công nhân trong thời điểm Covid-19 này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng giới thiệu đặc sản miến So và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng giới thiệu đặc sản miến So và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô

Ngoài những cơ hội mà thị trường miến dong hiện có. Những cơ sở và công ty sản xuất miến còn gặp vô vàn khó khăn và những thách thức trong vấn đề sản xuất và kinh doanh, cụ thể như: Sự cạnh tranh về giá cả trên thị trường, môi trường kinh doanh, phương thức sản xuất , máy móc, thiết bị sản xuất….

Để đáp ứng được những yếu tố trên và đảm bảo vệ sinh ATVSTP, các cơ sở và công ty luôn cần đến một số vốn nhất định. Nhắc tới vấn đề này ông Khôi bộc bạch: Vốn để sản xuất và kinh doanh của công ty mình có từ nguồn vốn tích lũy trong quá trình sản xuất, kinh doanh và vốn vay từ ngân hàng. Công ty cũng huy động vốn từ các đối tác trong quá trình liên kết, hợp đồng sản xuất, kinh doanh. Số vốn đó thường dùng để tập trung mua sắm các thiết bị máy móc hiện đại để đưa vào sản xuất. Cùng với đó là mua nguyên liệu đầu vào (bột dong riềng) để cung ứng cho việc sản xuất tăng cường công tác marketing, tiếp thị, quảng bá sản phẩm.

Tại thời điểm đăng ký kinh doanh công ty có tổng số tiền là 100 triệu đồng. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh được tích lũy, đến thời điểm hiện nay tài sản công ty có khoảng 5 tỷ đồng.

Vấn đề đầu ra luôn khiến các chủ cơ sở và công ty phải "đau đầu", vậy nên khi số vốn dần đã được hình thành, công ty của ông Khôi đã đề cao việc tiếp thị sản phẩm và coi đây là một chiến lược phát triển quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh.

"Việc tiếp thị sản phẩm của công ty thông qua các hình thức như: tờ rơi quảng cáo; trên hệ thống đài truyền thanh xã, của Huyện; trên Truyền hình của thành phố Hà Nội và Trung ương; thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm do các Huyện, các Tỉnh, Thành trong nước tổ chức; tham gia các công tác từ thiện bằng phương thức trao tặng sản phẩm của cơ sở cho các vùng khó khăn trên địa bàn cả nước, đã đem lại những hiệu quả nhất định trong vấn đề tiêu thụ đầu ra cho công ty", ông Khôi nói.

Bá Vũ - Nguyễn Hương
Ý kiến của bạn