Thị trường năng lượng Việt Nam 'hút' các nhà đầu tư lớn
Tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc giai đoạn 2016-2020 là 10,6%, 8,5% giai đoạn 2021-2025, 7% giai đoạn 2026-2030, Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư năng lượng trong và ngoài nước.
Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 nêu rõ, cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030, trong đó năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 đến 195 triệu tấn dầu quy đổi; Tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 đến 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỉ kWh; tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030, 20 -30% vào năm 2045...
Xét về nguồn vốn đầu tư, từ nay đến năm 2030, ngành điện cần 148 tỷ USD. Ông Ousmane Dione, nguyên Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam cho rằng, tài chính từ khu vực công và nguồn vốn ODA sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư rất lớn của ngành điện. Bởi vậy, Việt Nam phải tăng cường huy động các nguồn vốn thay thế.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì việc các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án đầu tư là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ được xem là điểm tích cực minh chứng cho sức hút của thị trường năng lượng tại Việt Nam.
Đầu tư vào ngành điện đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu rất lớn, nhất là đầu tư tài sản cố định và thường dùng vốn vay. Với cấu trúc vốn này, thường các doanh nghiệp dễ lỗ trong những năm đầu tiên đi vào vận hành do lãi vay. Điều này khiến các chủ đầu tư nội e ngại khi tính toán tham gia đầu tư xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, khi trả hết nợ, chi phí lãi vay…, dòng tiền còn lại dành cho chủ sở hữu sẽ rất lớn.
Không chỉ nhà đầu tư Thái Lan, các đối tác từ Ả Rập Xê Út, Philippines như ACWA, AC Energy cũng sở hữu nhiều dự án điện mặt trời ở Việt Nam.
Vào những tháng đầu năm 2020, Tập đoàn Super Energy (Thái) thông báo mua lại bốn dự án điện mặt trời tại VN với tổng công suất 750 MW. Đây là các dự án điện mặt trời nằm ở tỉnh Bình Phước, đang được Tập đoàn Điện lực VN (EVN) mua điện trong vòng 20 năm. Tổng số tiền bỏ ra để mua lại các dự án này là 457 triệu USD. Tập đoàn BG Container Glass (BGC), nhà sản xuất bao bì lớn nhất Thái Lan, mới đây cũng cho hay đang có giao dịch với các nhà đầu tư tại VN để mua các trang trại điện mặt trời với giá trị giao dịch dao động 800-1.600 tỉ đồng.
Ông Silparat Watthanakasetr, Giám đốc điều hành tập đoàn BGC (Đan Mạch), giải thích quyết định đầu tư vì Việt Nam đang có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo và nhu cầu sử dụng điện lớn trong tương lai.
Trước đó, vào tháng 7/2020, các công ty Đan Mạch đã ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Thuận để phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận, có công suất dự kiến 3,5 GW. Vốn đầu tư của dự án này ước tính lên tới 10 tỉ USD và được mô tả là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại VN, đồng thời sẽ là tiền đề thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác vào các dự án điện gió ngoài khơi tại nước ta.
Hoàng MaiTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.