Thị trường ngày 4/5: Giá dầu, vàng, khí gas đồng loạt tăng, ngô đạt đỉnh 8 năm
Các số liệu kinh tế tích cực và tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 ở Mỹ tăng đã thúc đẩy giá dầu tăng hơn 1%, trong khi đồng USD yếu đi đã hậu thuẫn cho giá vàng và một số mặt hàng khác leo cao.
Dầu tăng hơn 1% do kỳ vọng nhu cầu tăng
Giá dầu tăng hơn 1% trong phiên giao dịch 3/5 do các số liệu kinh tế tích cực phát đi từ Mỹ và tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 ở Mỹ tăng, cho thấy nhu cầu sẽ hồi phục mạnh mẽ ở 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cảnh giác với việc số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đang tiếp tục tăng nhanh và nguồn cung dầu thô của OPEC tăng (Ấn Độ là nước nhập khẩu nhiên liệu lớn thứ 3 thế giới).
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 80 US cent (1,2%) lên 67,56 USD/thùng; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 91 US cent (1,4%) lên 64,49 USD/thùng.
Vàng tăng hơn 1% do USD yếu đi
Giá vàng tăng hơn 1% trong phiên giao dịch vừa qua do đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,3% lên 1.791,26 USD/ounce, trước đó trong cùng phiên có thời điểm đạt 1.797,75 USD, cao nhất kể từ 22/4; vàng kỳ hạn tháng 6/2021 tăng 1,4% lên 1.791,8 USD/ounce.
"Sự kết hợp của lợi suất trái phiếu vẫn tiếp tục giảm, đồng USD yếu đi và các gói kích thích tài chính và tiền tệ tiếp tục được duy trì….tất cả các yếu tố đó tiếp tục đẩy giá vàng và bạc tăng lên", giám đốc kinh doanh kim loại phái sinh của High Ridge, ông David Meger, cho biết.
Đồng USD giảm 0,3% trong phiên này, trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm.
Nguồn cung đồng chuyển từ thiếu sang thừa
Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) hôm qua cho biết thị trường đồng thế giới năm nay sẽ dư thừa 79.000 tấn, và năm 2022 sẽ thừa 109.000 tấn.
Sàn giao dịch kim loại London – nơi giao dịch đồng và các kim loại cơ bản khác – đóng cửa ngày 3/5 nhân ngày lễ ngân hàng.
Khí gas tăng
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại Châu Á tuần qua tăng do nhu cầu mạnh mẽ để bổ sung vào kho dự trữ.
Giá LNG trung bình kỳ hạn tháng 6 giao tới Đông Bắc Á cuối tuần qua ở mức khoảng 8,85 USD/mmBtu, tăng 0,2 USD so với cách đó một tuần. Trong khi đó, giá LNG ở Châu Âu ở mức 7,99 USD/mmBtu.
Công ty nghiên cứu Rystad Energy cho biết nhu cầu từ Trung Quốc và Nhật Bản đang rất mạnh mẽ, khi cả 2 nước đều bổ sung lượng dự trữ chuẩn bị cho mùa Đông tới.
Tại khu vực Đại Tây Dương nhu cầu LNG cũng vững ở mức cao bởi khách hàng Châu Âu cũng bổ sung khí vào kho dự trữ của mình vốn đã cạn kiệt sau khi giá đạt mức cao gần kỷ lục ở mùa Đông vừa qua.
Giá khí ở Châu Âu và châu Á đều tăng khiến cho khí đốt Mỹ xuất khẩu sang Châu Á cũng trở nên hấp dẫn.
Chênh lệch giá giữa LNG trên thị trường Châu Á và chỉ số tham chiếu TTF ở Châu Âu tuần qua thu hẹp còn dưới 1 USD, khiến các nhà xuất khẩu khí ở Đại Tây Dương bắt đầu hướng tới xuất sang thị trường Châu Á.
Nguồn cung khí lúc này nhìn chung ổn định ở cả Australia, Qatar và Mỹ.
Ngô đạt ‘đỉnh’ 8 năm; lúa mì và đậu tương giảm
Giá ngô Mỹ tiếp tục tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2013 do nhu cầu mạnh trong khi nguồn cung bị hạn chế giữa bối cảnh lo ngại thời tiết khô hạn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng ngô Brazil.
Bên cạnh đó, các thương gia cũng tập trung theo dõi tình trạng lượng ngô dự trữ trên toàn cầu thu hẹp lại do nông dân Mỹ đang tập trung vào việc trồng ngô và đậu tương vụ thu hoạch vào mùa Thu và không quan tâm nhiều đến việc bán ngô vào lúc này.
Hợp đồng ngô kỳ hạn tham chiếu trên sàn Chicago phiên vừa qua kết thúc ở mức tăng 6-1/4 US cent lên 6,79-1/2 USD/bushel, sau khi có thời điểm đạt mức cao nhất 8 năm, là 6,98 USD.
Trong khi đó, giá lúa mì kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago giảm 16-3/4 US cent xuống 7,18 USD/bushel, đậu tương giao cùng kỳ hạn giảm 10-1/2 US cent xuống 15,24 USD/bushel, trong khi đậu tương kỳ hạn tháng 11 – đại diện cho các hợp đồng đậu tương thu hoạch trong vụ kết thúc vào tháng 5 này – tăng 5 US cent lên 13,44-3/4 USD/bushel.
Đường giảm
Giá đường thô trên sàn New York phiên giao dịch vừa qua quay đầu giảm sau đợt tăng gần đây. Theo đó, hợp đồng kỳ hạn tháng 7 giảm 0,25% US cent, tương đương 1,5%, xuống 16,73 cent/lb.
Nhà môi giới Marex Spectron cho biết mức giá sàn của đường thô đang vững ở 16 US cent – là mức giá mà các nhà xuất khẩu Ấn Độ tạm dừng xuất vì không có lãi, trong khi các nhà xuất khẩu đường Brazil cũng xem xét giảm tỷ lệ mí dùng sản xuất đường. Mức giá trần của đường thô hiện là 18 US cent.
Cà phê giảm
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 phiên vừa qua giảm 1,2 US cent, tương đương 0,8%, xuống 1,4025 USD/lb. Tuần trước, hợp đồng này đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2017, là 1,4765 USD/lb.
Một số nhà đầu tư đang bán chốt lời sau khi giá đường tăng mạnh gần đây.
Mặc dù giá đường quay đầu giảm, song các quan sát viên cho biết mặt hàng đường được hỗ trợ mạnh mẽ bởi mùa đông ở Brazil đang đến, và bất cứ đợt băng giá nào cũng sẽ đẩy giá đường tăng lên bởi nguồn cung của nước này vốn đã eo hẹp.
Các nhà môi giới Brazil cho biết thị trường đường physical tương đối sôi động sau đợt giá tăng gần đây, vì đồng nội tệ của nước này tiếp tục hấp dẫn với cả người mua và người bán, đẩy giá đường physical tăng lên mức "cao kỳ diệu" là 1.000 real/bao 60 kg.
Dầu cọ tăng mạnh nhất 11 tháng
Giá dầu cọ vừa kết thúc một phiên tăng mạnh nhất trong vòng 11 tháng nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và giá dầu đậu tương hồi phục trong bối cảnh lo ngại nguồn cung dầu ăn trên toàn cầu khan hiếm.
Dầu cọ kỳ hạn tháng 7 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 187 ringgit (4,83%) lên 4.055 ringgit (981,22 USD)/tấn. Trong phiên có lúc giá tăng 5,14% - mức tăng mạnh nhất kể từ 25/5/2020
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong tháng 4 đã tăng 13,4% lên 1.413.094 USD/tấn, so với mức 1.245.567 tấn của tháng 3.
Trong thời gian tới, giá dầu cọ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi số ca nhiễm Covid-19 tăng ở Ấn Độ và Malaysia.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 4/5
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.