Thị trường nông sản ngày 1/7: Giá cà phê trong nước chạm mốc 36.000 đồng
Giá tiêu trong nước chững lại, hiện đang duy trì trong khoảng 73.500 - 76.500 đồng/kg trong khi giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng 400 - 500 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng qua.
Giá cà phê nội địa tăng trong khi cà phê thế giới diễn biến trái chiều
Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng trung bình 400 - 500 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua, hiện giá cà phê cả nước đang giao dịch trong khoảng 35.100 - 36.000 đồng/kg.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 35.100 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 36.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 35.900 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 35.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 35.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 35.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 35.900 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 35.800 đồng/kg.
Trên thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2021 tăng 30 USD/tấn ở mức 1.705 USD/tấn, giao tháng 11/2021 tăng 22 USD/tấn ở mức 1.712 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 giảm 0,45 cent/lb ở mức 159.75 cent/lb, giao tháng 11/2021 giảm 0,45 cent/lb ở mức 162.65 cent/lb.
Sau 1 phiên giảm giá sâu, Robusta đã lấy lại được đà tăng, trong khi Arabica vẫn giảm nhẹ do chỉ số DXY tăng, tạo áp lực bán trên sàn New York.
Hiện giá cà phê thế giới đang chịu sự chi phối chính của chỉ số DXY, trị giá đồng USD và Real (Brazil), tình hình thời tiết tại Brazil. Các yếu tố tác động khiến giá cà phê tăng phải kể đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung do ách tắc trong khâu vận tải tại Đông Nam Á. Chính phủ Colombia thông báo phải mất đến 2 tháng nữa mới có thể ổn định kế hoạch giao hàng sau những cuộc biểu tình tháng 4 vừa qua.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành, nắng nóng kỷ lục tại Mỹ đang có những tác động tiêu cực với thị trường cà phê nói riêng, thị trường hàng hóa phái sinh nói chung.
Giá tiêu trong nước ổn định, giá tiêu thế giới quay đầu tăng trở lại
Sáng nay, giá tiêu đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua, hiện giá tiêu cả nước đang giao dịch trong khoảng 73.500 - 76.500 đồng/kg. Theo tổng kết, giá tiêu tháng 6/2021 tăng khoảng 9% so với tháng 5.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.500 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 73.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 73.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 76.500 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 75.500 đồng/kg.
Nguyên nhân chính của việc tăng giá tiêu thời gian gần đây là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng cường mua nguyên liệu cho các lô hàng ký kết trong tháng 6. Bên cạnh đó nguồn hàng của nông dân và đại lý hiện đang rất khan hiếm. Sau thời gian dài trầm lắng, hiện nhu cầu từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc và một số nước châu Á tăng cao cũng đã thúc đẩy thị trường nội địa.
Với đà tăng trong 6 tháng đầu năm, nông dân và các đại lý có cơ sở để tin rằng giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2021. Các nhà xuất khẩu, chế biến, kinh doanh của trong nước sẽ phải tập trung vào việc mua nguyên liệu thô trong nước để xuất khẩu, bởi nguồn cung vụ mới của Indonesia và Brazil chắc chắn sụt giảm.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 283,35 rupee/tạ, ở mức 41.800 rupee/tạ. Giá tiêu Ấn Độ tăng trở lại sau khoảng thời gian liên tục giảm vừa qua.
Hiện nay, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp do biến thể mới của virus, giá cước vận chuyển tăng cao, thị trường nội địa thanh khoản kém nhưng thị trường hồ tiêu thế giới và nội địa trong tuần qua đã có mức tăng ấn tượng, lên tới 4%.
Huyền My (T/h)Năm 2024, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu so với năm 2023, xếp thứ 44/133 quốc gia, nền kinh tế.