Thị trường nông sản ngày 27/8: Giá cà phê trong nước tăng nhiều ngày liên tiếp

Thị trường
12:05 PM 27/08/2021

Hiện tại, giá nông sản hôm nay tại thị trường trong nước đang đi ngang ở mặt hàng hồ tiêu. Sau nhiều ngày tăng liên tiếp, giá cà phê trong nước sắp chạm mốc 40 triệu đồng/tấn.

Giá cà phê trong nước tăng thêm 400 đồng

Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng trung bình 400 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện cả nước đang giao dịch trong khoảng 39.000 - 39.900 đồng/kg.

Thị trường nông sản ngày 27/8: Giá cà phê trong nước tăng nhiều ngày liên tiếp - Ảnh 1.

Sau nhiều ngày tăng liên tiếp, giá cà phê trong nước sắp chạm mốc 40 triệu đồng/tấn.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.000 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 39.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 39.800 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 39.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 39.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.700 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.700 đồng/kg. 

Thị trường cà phê trong nước tăng liên tiếp trong những ngày qua giúp giá cà phê sắp chạm mốc 40 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển tăng cao (đặc biệt là các tuyến đi Mỹ và châu Âu) đã ảnh hưởng lớn đối với cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

Trên thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2021 tăng 21 USD/tấn ở mức 1.987 USD/tấn, giao tháng 11/2021 tăng 21 USD/tấn ở mức 1.994 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 tăng 1,6 cent/lb ở mức 185,65 cent/lb, giao tháng 12/2021 tăng 1,65 cent/lb ở mức 188 cent/lb.

Giá cà phê thế giới có phiên tăng thứ 4 liên tiếp kể từ đầu tuần. Hiện giá Robusta cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Thị trường tăng giá do lo ngại nguồn cung cà phê, nhất là tại các nước Đông Nam Á hơn là tình hình thời tiết tại Brazil. Thời tiết của Brazil được dự báo sẽ thuận lợi từ đầu tháng 9, kìm hãm đà tăng giá của mặt hàng cà phê.

Giá tiêu trong nước quay đầu giảm 500 đồng/kg

Sáng nay giá tiêu tại các địa phương giảm 500 đồng/kg, ngoại trừ Bà Rịa - Vũng Tàu, so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Hiện cả nước đang giao dịch trong khoảng 75.500 - 79.000 đồng/kg. 

Thị trường nông sản ngày 27/8: Giá cà phê trong nước tăng nhiều ngày liên tiếp - Ảnh 2.

Sáng nay giá tiêu tại các địa phương giảm 500 đồng/kg, ngoại trừ Bà Rịa - Vũng Tàu, so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 76.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 75.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 75.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 79.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhận định giá cước phí tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến một lượng lớn hạt tiêu xuất khẩu vẫn đang ùn ứ tại các cảng phía Nam Việt Nam.

Về tình hình sản xuất trong nước, từ tháng 6/2021, người dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh  nên ồ ạt mở rộng diện tích trồng tiêu. Tuy vậy, thời tiết cực đoan cộng với nhiều diện tích không được chăm sóc từ các năm trước, nên dự đoán sản lượng tiêu vụ mới sẽ không cải thiện được quá nhiều.

Tại thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay 27/8 tại sàn Kochi - Ấn Độ vẫn giữ ở mức 41.300 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 19/8 - 27/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,41 VND/INR.

The Star đưa tin, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam đã giảm khoảng 25%. Trong khi đó, sản lượng tiêu sản xuất ở Indonesia và Brazil cũng không mấy khả quan.

Do sản lượng tiêu của các nước sản xuất lớn bị thu hẹp nên nguồn cung toàn cầu đã bị ảnh hưởng đáng kể. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ toàn cầu cũng đã chậm lại, song không giảm nhanh do nguồn cung đang cạn kiệt.

Ngoài ra, thị trường hồ tiêu toàn cầu còn liên tục bị gián đoạn bởi dịch Covid-19. Dịch bệnh hoành hành tại các vùng trồng trọng điểm khiến việc thu hoạch, chế biến gặp khó khăn. Hàng hóa đưa ra cảng bị ách tắc, hợp đồng xuất khẩu không đi được vì giá cước quá cao.

Huyền My (T/h)
Ý kiến của bạn