Thị trường nước ngoài đem về gần 8.800 tỷ đồng doanh thu cho Vinamilk, biên lãi gộp còn nhỉnh hơn nội địa
Trong năm vừa rồi, doanh thu xuất khẩu của Vinamilk tăng hơn 7% do khai phá được thị trường Trung Quốc.
Năm 2020, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đem về 59.636 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 6% so với cùng kỳ.
Động lực tăng trưởng đến từ doanh thu trong nước, đạt 50.842 tỷ đồng, tăng 7%. Tuy nhiên doanh thu từ nước ngoài của Vinamilk có dấu hiệu đi ngang, đạt 8.794 tỷ đồng, chỉ tăng 30 tỷ đồng so với năm 2019.
Biên lợi nhuận gộp mảng kinh doanh nước ngoài vẫn duy trì ở trên 47%, nhỉnh hơn một chút so với kinh doanh nội địa 46%.
Cơ cấu doanh thu nước ngoài đến từ hai phần: xuất khẩu và các công ty chi nhánh.
Năm 2020, xuất khẩu sản phẩm của Vinamilk đạt 5.561 tỷ đồng, tăng 7,4%. Trong khi doanh thu các chi nhánh nước ngoài đạt 3.234 tỷ đồng, giảm nhẹ.
Vinamilk đã xuất khẩu lô sữa đặc Ông Thọ đầu tiên sang Trung Quốc kể từ tháng 4/2020; xuất khẩu sữa đậu nành hạt và trà sữa sang Hàn Quốc.
Vinamilk cũng đã được cấp phép cho nhóm sản phẩm sữa chua, sữa nước và sữa tiêu chuẩn organic sang Trung Quốc cho nhà máy Trường Thọ. Thị trường 1,4 tỷ dân được Vinamilk đánh giá là tiềm năng và khổng lồ. Ngoài ra, Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được đăng ký xuất khẩu sữa vào khu vực EAEU (Liên minh kinh tế Á - Âu).
Năm 2020, Vinamilk khai thác thêm hai thị trường mới tại Châu Phi và Châu Úc trong bối cảnh hầu hết các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường mới theo cách truyền thống đã hoàn toàn thay đổi. Công ty đang sử dụng chiến lược "may đo" ở các nhóm thị trường riêng biệt từ Mỹ, Nhật, Hàn cho đến các thị trường tiềm năng phát triển tại khu vực Đông Nam Á...
Doanh thu xuất khẩu và tại nước ngoài của Vinamilk có dấu hiệu chững lại trong những năm gần đây
Trong báo cáo thường niên 2020, Vinamilk tiết lộ mục tiêu của mình là trở thành công ty sữa tạo nhiều giá trị nhất Đông Nam Á. Công ty ưu tiên tìm kiếm các cơ hội mua bán sáp nhập (M&A) với các công ty sữa tại quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số. Ngoài ra, kế hoạch của Vinamilk là tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới và chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.
Vinamilk đã xuất khẩu trên 55 quốc gia, tổng kim ngạch khoảng 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên, 75% doanh thu xuất khẩu của Vinamilk đến từ các thị trường trọng điểm.
Với hoạt động đâu tư tại nước ngoài, Vinamilk đang có hai công ty con sở hữu 100% vốn chuyên sản xuất sữa là Driftwood Dairy (Mỹ) và Angkor Dairy (Campuchia). Công ty Lao - Jargo sở hữu trên 80% chăn nuôi bò và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Công ty Vinamilk Europe sở hữu 100% kinh doanh nguyên liệu sữa và động vật sống. Ngoài ra, Vinamilk còn công ty liên kết Miraka Holdings nắm 22,81% tại New Zealand cũng sản xuất sữa.
Các công ty con của Vinamilk
Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.