Thị trường RCEP nhập khẩu hơn 13 tỷ USD máy móc thiết bị từ Việt Nam
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang mở ra cơ hội cho hàng hoá Việt tăng tốc xuất khẩu vào thị trường những nước thành viên. Theo đó, thị trường RCEP đã nhập khẩu lượng máy móc thiết bị từ Việt Nam trị giá trên 13 tỷ USD, chiếm 28,55% tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước đạt 45,75 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2021; chiếm tỷ trọng 12,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, giá trị xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI đạt 42,55 tỷ USD, tăng 19,38%, chiếm 93% kim ngạch xuất khẩu.
Mỹ là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 với tổng kim ngạch đạt 20,18 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2021, chiếm 44,11% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu sang khu vực thị trường RCEP đạt 13 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng hơn 28%.. Tiếp đến là khối CPTPP đạt 6,14 tỷ USD, tăng 21%, khối thị trường thuộc EVFTA với 27 nước thành viên EU đạt 5,63 tỷ USD, tăng 38,5%, chiếm tỷ trọng 12%.
Về chủng loại, thống kê cho thấy, nhóm máy móc, thiết bị điện và điện tử được xuất khẩu nhiều nhất trong năm 2022, chiếm tỷ trọng tới hơn 73,24% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước. Dẫn đầu là chủng loại thiết bị điện dùng cho điện thoại hữu tuyến (HS 8517) với tổng kim ngạch đạt 20,76 tỷ USD, tăng 39,41% so với năm 2021.
Tiếp đến là các chủng loại: Biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh (HS 8504) đạt hơn 4,08 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 8,93%; ắc quy điện (HS 8507) đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 4,58%; động cơ điện và máy phát điện (HS 8501) đạt 1,79 tỷ USD, chiếm 3,92%...
Bên cạnh đó, xuất khẩu máy móc thiết bị của nhiều nhóm ngành tăng so với cùng kỳ gồm: Máy chế biến công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống tăng 133,5%; máy móc ngành da giày tăng 58,7%; máy móc ngành nhựa, cao su tăng 48,7%; máy móc thiết bị ngành xây dựng 46,7%; máy móc ngành giấy, in ấn tăng 38,2%; máy móc ngành dệt may tăng 11,7%.
Nhiều chủng loại máy móc thiết bị trong năm 2022 xuất khẩu tăng cao so với năm 2021 là: Thiết bị ghi thời gian (HS 9106) tăng cao 1.628,9%; thiết bị tinh thể lỏng; thiết bị tạo tia laser; các thiết bị và dụng cụ quang học khác (HS 9013) tăng 543,8%; thiết bị và dụng cụ dùng để hàn (HS 8468) tăng 449,6%; rađa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến (HS 8526) tăng 331,5%; máy chế biến, đóng gói thuốc lá (HS 8478) tăng 427,5%; các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến (HS 8526) tăng 331,5%; máy, thiết bị gia nhiệt(HS 8419) tăng 213,1%; động cơ đốt trong (HS 8407) tăng 191,6%...
Tính chung cả năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành tăng 19,1% so với năm 2021.
Các sản phẩm máy móc thiết bị đạt sản lượng cao trong năm 2022 là: Động cơ điện một chiều khác và máy phát điện một chiều đạt 390,56 triệu chiếc; động cơ điện một chiều có công suất ≤ 37.5 W đạt 373,76 triệu chiếc; máy khâu loại dùng cho gia đình đạt 4,35 triệu cái; máy và thiết bị cơ khí khác có chức năng riêng biệt chưa được phân vào đâu đạt hơn 1,95 triệu cái… được sản xuất chủ yếu tại các tỉnh thành: Đồng Nai, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội…
Cùng với ngành công nghiệp, Hiệp định RCEP cũng mở ra cơ hội cho nông sản Việt xuất khẩu vào thị trường những nước thành viên. Hiện, Việt Nam thuộc nhóm 15 nước xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới. Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh cơ hội, cũng có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra vì các nền kinh tế trong Khu vực đều có năng lực cạnh tranh khá cao, kể cả ở những lĩnh vực mà nước ta có thế mạnh. Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam sẽ bị sức ép cạnh tranh rất lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội để cạnh tranh thành công ở cả thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.
Huyền My (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.