"Thị trường rủi ro" đang đẩy mạnh việc thanh lọc thị trường
Thị trường tiền mã hóa đang trên đà hồi phục sau năm 2022 đầy sóng gió. Thế nhưng mọi thứ đang chững lại bởi những vấn đề mới nhất của công ty tiền mã hóa Binance và sàn giao dịch tiền số Coinbase.
Ngày 5//6, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện Binance và CEO Changpeng Zhao (tức CZ) lên tòa án liên bang với 13 cáo buộc. Một ngày sau, SEC kiện tiếp sàn giao dịch Coinbase, cho rằng đơn vị này hoạt động như một đơn vị môi giới chứng khoán và sàn giao dịch thông qua các tài sản crypto, nhưng chưa hề đăng ký với chính phủ.
Thông tin này tác động tiêu cực tới thị trường tiền mã hóa, khiến giá trị của nhiều loại tiền số giảm mạnh. Cổ phiếu của Coinbase và Binance cũng lần lượt giảm 13% và 9%. Tính đến giữa ngày 9/6, người dùng đã rút hơn 31 triệu USD khỏi Binance.
SEC cho rằng Binance vi phạm những gì?
SEC đã nộp lên tòa án liên bang tại Washington nhiều bằng chứng thể hiện rằng Binance đã thổi phồng khối lượng giao dịch, điều hướng dòng tiền của khách hàng, không minh bạch trong việc kiểm soát thị trường và đánh lừa nhà đầu tư. Chủ tịch SEC là ông Gary Gensler cho rằng Binance và CZ đã "tham gia mạng lưới lừa đảo lớn, xung đột lợi ích, thiếu minh bạch và trốn tránh luật pháp một cách có chủ đích."
Theo SEC, Binance và CZ đã bí mật trộn tiền của nhà đầu tư vào các quỹ và dòng tiền riêng của mình, rồi luân chuyển dòng tiền tùy ý. Từ 2019 tới 2021, công ty này đã chuyển hơn 12 tỷ USD tài sản của khách hàng vào những quỹ hay công ty mà CZ kiểm soát. Đây cũng chính là tội danh đã đưa Sam Bankman-Fried và FTX ra tòa án vào hồi cuối năm ngoái, nhưng con số của FTX ít hơn Binance 4 tỷ USD.
Thêm vào đó, hàng triệu USD tiền gửi của khách hàng và tiền vốn đầu tư của các tập đoàn vào Binance đã chảy về tài khoản của Merit Peak, một công ty giao dịch tại Anh do CZ làm chủ. SEC cũng nộp các bằng chứng cho thấy Binance có tham gia vào hoạt động rửa tiền.
Binance đã né tránh sự kiểm soát của chính phủ Mỹ thế nào?
Ngay từ năm 2021, những cơ quan khác nhau của chính phủ Mỹ đã theo dõi và có nhiều động thái ở nhiều mức độ để kiểm tra những giao dịch của Binance. Tuy nhiên, việc này gặp nhiều khó khăn do Binance và CZ đã có kế hoạch để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Mỹ.
Để lách luật, Binance đã thành lập văn phòng Binance.US. Dù Binance.US tuyên bố rằng họ tách biệt với Binance, nhiều bằng chứng thu thập trong giai đoạn 2018-2021 khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa hai đơn vị này. Như vậy, Binance.US là tấm bình phong hay tấm bia đỡ đạn cho Binance tại thị trường Mỹ khi có vấn đề xảy ra.
Đây là thông tin mà hai cựu CEO của Binance.US là Brian Brooks và Catherine Coley đã khẳng định với báo chí. Theo họ, hai đơn vị này thường xuyên dùng chung nhân sự, chia sẻ các báo cáo tài chính nội bộ và những giao dịch tiền số. Binance còn có toàn quyền truy cập dữ liệu khách hàng của Binance.US.
Trước khi SEC kiện Binance, sàn giao dịch này cũng từng vướng vào vòng lao lý với Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC). CFTC cho rằng Binance đã thao túng thị trường, không tuân thủ luật pháp, và tiếp tay cho hành vi rửa tiền. Các động thái của SEC có lẽ là sự tiếp nối những điều tra riêng lẻ mà CFTC đã thực hiện.
Vậy còn Coinbase thì sao?
Cáo buộc chính chống lại Coinbase do SEC đưa ra là việc đơn vị này đã vi phạm luật chứng khoán của Mỹ với các dịch vụ như môi giới, trao đổi, và đặt cược các sản phẩm tiền điền tự trên sàn này. Chủ tịch Gensler thẳng thừng nói rằng Coinbase đã "bất chấp các quy định của luật chứng khoán Mỹ để cung cấp các chức năng trao đổi, môi giới và thanh toán trên nền tảng một cách trái luật."
SEC liệt kê ít nhất 13 sản phẩm tiền điện tử của Coinbase mà SEC cho là "chứng khoán theo mô hình tiền điện tử," bao gồm cả một số đơn vị tiền có giá trị lớn như Solana, Cardano hay Filecoin. Việc này vi phạm luật pháp Mỹ do Coinbase không đăng ký giao dịch chứng khoán với chính phủ Mỹ.
Ông Brian Armstrong, CEO của Coinbase, tự tin rằng cuộc điều tra của SEC sẽ mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp tiền số, bất chấp nguy cơ sàn giao dịch của ông có thể sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Ông cũng lên tiếng chỉ trích việc chính sách quản lý của Mỹ chưa rõ ràng và thiếu minh bạch, đồng thời mong muốn có những giải pháp phù hợp cho thị trường tiền số tại nước này.
Trong khi Binance.US đã thông báo ngừng rút tiền và hủy niêm yết hơn 100 cặp giao dịch bằng USD, thì các dịch vụ và hoạt động trao đổi trên sàn Coinbase vẫn diễn ra bình thường.
Tại sao SEC đẩy mạnh thanh lọc thị trường tiền mã hóa tại Mỹ?
Trong vòng 6 tháng kể từ sau sự sụp đổ của FTX, SEC và những đơn vị quản lý tài chính khác tại Mỹ đã đẩy mạnh việc kiểm tra và kiểm soát các công ty trong thị trường tiền mã hóa. Trước sự kiện FTX, chính xác hơn là từ 2018 tới hết 2021, SEC chỉ thực hiện 19 cuộc kiểm tra với thị trường này.
Con số tăng cao kể từ năm 2022 với 18 cuộc điều tra chỉ riêng trong năm nay, và 17 cuộc điều tra chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023. Như vậy, ta có thể thấy đây là một kế hoạch điều tra có quy mô lớn của chính phủ Mỹ.
Một số nhà phân tích thị trường chỉ ra rằng SEC đã trở nên đặc biệt cảnh giác với tiền mã hóa sau khi vụ việc FTX vỡ lở. Từ góc nhìn này, việc đẩy mạnh các hoạt động điều tra không chỉ là sự phòng ngừa hay thanh lọc thị trường, mà còn là cách SEC "chuộc lỗi" vì đã bất cẩn trong việc quản lý thị trường và để những công ty như FTX hay Binance hoành hành.
Chốt phiên giao dịch ngày 19/6, VN-Index giảm 9,82 điểm xuống 1105,4 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 811,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 14.317 tỷ đồng. Toàn sàn có 113 mã tăng giá, 315 mã giảm giá và 45 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,92 điểm xuống 226,52 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 135,1 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.056,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 60 mã tăng giá, 125 mã giảm giá và 48 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,07 điểm xuống 84,55 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 50,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 664 tỷ đồng. Toàn sàn có 97 mã tăng giá, 205 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.
Khối ngoại bán ròng trở lại với 107,31 tỷ đồng trên HOSE và 5,34 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng 4,83 tỷ đồng trên HNX.
Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiêm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 19/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,900 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.