“Thị trường rủi ro” năm 2023: Thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng
"Tài sản kỹ thuật số/ Tiền mã hóa, sẽ ngày càng trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta, cho dù đó là đồ sưu tầm, vé, giá trị hay danh tính".
Tuy nhiên, đối với nhiều người, nhiều quốc gia hay thậm chí cả niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn một chặng đường dài cần vượt qua để thế giới kỹ thuật số, tiền mã hoá thực sự an toàn, ổn định.
Đầu năm 2022, những dấu hiệu của sự tụt giảm đã trở nên rõ ràng. Giá Bitcoin từ đỉnh gần 68,000 USD vào tháng 11/2021 đã liên tục sụt sâu và đến giữa tháng 12 chỉ còn quanh mức 17,000 USD, tức giảm tới 70% giá trị. Một số hãng phân tích nhận định token này có thể còn hạ xuống dưới 10,000 USD. Hàng loạt vụ trộm cắp đã diễn ra, chỉ số sợ hãi của người chơi tiền số tăng vọt, các công ty lớn bất ngờ phá sản khiến 2022 trở thành năm tồi tệ với thị trường tiền mã hóa.
Rủi ro về bảo mật
Đêm 29/3, Sky Mavis - kỳ lân công nghệ Việt Nam mở màn chuỗi ngày tồi tệ của thị trường tiền số toàn cầu khi thừa nhận hacker tấn công vào cầu nối Ronin và lấy đi khoản tiền số trị giá 625 triệu USD khi đó. Khi hacker đánh cắp lượng tiền số tương đương 611 triệu USD trước khi trả lại toàn bộ. FBI vào cuộc điều tra, Sky Mavis tuyên bố sẽ bồi thường tiền cho nạn nhân, nhưng những điều đó không đủ để giữ chân người dùng. Thống kê của Active Player cho thấy từ 2,7 triệu người dùng hàng tháng vào tháng 1/2022, đến nay game Việt này còn hơn 460,000 người dùng mỗi tháng.
Sau vụ hack chấn động, giới chuyên gia cho rằng thị trường crypto đã có giai đoạn phát triển quá nóng, khiến các dự án bỏ quên khâu bảo mật quan trọng. Tuy nhiên, gần như không bài học nào được rút ra sau đó. Báo cáo của công ty bảo mật blockchain CertiK cho thấy riêng trong tháng 4/2022, ít nhất 31 vụ đánh cắp tiền mã hoá lớn được ghi nhận, với số tiền hơn 370 triệu USD bị lấy đi.
Ngay cả những mạng blockchain lớn như Solana cũng bị tin tặc tấn công khiến hàng nghìn người dùng mất sạch tiền hồi tháng 8. Đến tháng 10, cầu nối BSC Token Hub của Binance bị hacker nhắm đến, ước tính thiệt hại 586 triệu USD. 6 trong tổng số 10 vụ hack lớn nhất lịch sử tiền mã hoá diễn ra trong năm 2022, khiến niềm tin vào thị trường bị lung lay.
Sụp đổ của những sàn tiền mã hóa lớn
2022 cũng chứng kiến những vụ sụp đổ của hàng loạt ông lớn tiền số. Ngay sau vụ hack Axie là thời khắc hỗn hoạn đầu tháng 5/2022 khi token Luna và đồng stablecoin (tiền số ổn định giá) UST của Terra lao dốc. Trước khi sụp đổ, Luna được đánh giá là đồng tiền số đáng tin cậy, đội ngũ đứng sau hùng hậu, được nhiều quỹ đầu tư, vốn hóa khi đạt đỉnh lên tới hơn 30 tỷ USD.
Thảm họa Luna tạo nên "hiệu ứng domino", tác động đến hàng loạt công ty hàng đầu trong thị trường tiền mã hoá. Cuối tháng 6/2022, quỹ đầu tư Arrows Capital (3AC) vỡ nợ với khoản vay trị giá hơn 670 triệu USD bằng tiền số, với nguyên nhân là đầu tư vào Terra. Đầu tháng 7, sàn giao dịch Voyager Digital cũng nộp đơn xin phá sản với khoản nợ ước tính đến 10 tỷ USD. Một tuần sau, Celsius Network - hãng cho vay tiền số hàng đầu thế giới - sụp đổ.
Khi dư chấn từ cú sập Luna vẫn còn kéo dài dai dẳng, đến đầu tháng 11/2022, cuộc khẩu chiến giữa hai tỷ phú tiền số là Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập FTX, và Changpeng Zhao (CZ), CEO Binance, lại khơi mào một thảm họa mới.
Sau những tin đồn về tình hình tài chính bất ổn của FTX bị lan ra, CZ tuyên bố bán toàn bộ số FTT (token của FTX) trị giá 2,1 tỷ USD. Điều này kích hoạt một đợt bán tháo, đẩy sàn tiền số lâm vào khủng hoảng thanh khoản. Ngày 8/11, từ mức giá 22 USD mỗi token, FTT giảm mạnh còn 2,4 USD sau vài giờ. Tài sản của Sam Bankman-Fried cũng mất 94%, từ gần 16 tỷ USD xuống 991,5 triệu USD. Ngày 11/11, FTX nộp đơn phá sản. Tiền của hàng triệu người dùng bị mắc kẹt trên sàn. Ngày 12/12, Sam Bankman-Fried bị bắt và đối mặt mức án lên đến 115 năm với loạt cáo buộc liên quan đến lừa đảo.
Tương tự Luna, thảm họa FTX gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với thị trường tiền số. Ngày 28/11, BlockFi, một trong những công ty cho vay tiền số lớn nhất thế giới, tuyên bố phá sản do liên quan đến vụ sập sàn FTX.
Những ngày cuối năm, sóng gió với thị trường tiền số chưa dừng lại. Ngày 13/12, hàng tỷ USD bất ngờ bị rút khỏi Binance - sàn tiền số lớn nhất thế giới. Kể từ khi FTX sụp đổ, đây là lần rút có quy mô lớn thứ hai trên thị trường tiền mã hóa và nhiều nhất lịch sử Binance 5 năm qua kể từ khi thành lập. Trước cú sập chóng vánh của gã khổng lồ FTX, nỗi sợ của cộng đồng trước sự mong manh của thị trường tiền số càng sâu sắc. Các chuyên gia nhận định việc người dùng liên tục rút tiền khỏi nền tảng và bán tháo token có thể gây ra một cú chao đảo mới.
Tại thị trường NFT
Trái với cú sụp đột ngột của các công ty tiền số, trong năm 2022, cộng đồng NFT lại trải qua "chuyến tàu lượn" nhiều cảm xúc. Từ đầu năm, công nghệ này được xem là điểm sáng giúp cộng đồng vượt qua sự tụt giảm của tiền mã hóa. Hàng loạt bộ sưu tập NFT triệu USD cháy hàng ngay khi vừa ra mắt. Nhiều người bất ngờ đổi đời khi bán NFT selfie giá triệu USD, NFT hình thùng rác cũng thu về 250,000 USD, thậm chí NFT hình giấy vệ sinh cũng đạt hàng triệu USD.
Cơn sốt NFT lan rộng khắp các ngóc ngách đời sống, từ các ngôi sao bóng đá đến nghệ sĩ nổi tiếng đều nhiệt tình hưởng ứng. Tuy nhiên, cơn sốt NFT nhanh chóng trở thành chủ đề gây tranh cãi khi các vụ trộm cắp, đạo nhái ý tưởng diễn ra ngày một nhiều. Không ít giá trị của các bộ sưu tập mang tính đầu cơ nhiều hơn nghệ thuật. Những tranh cãi này đưa NFT đến một ngã rẽ quan trọng. Cuối tháng 4/2022, một sàn giao dịch NFT ở Trung Quốc bị phạt 4,000 nhân dân tệ (611 USD) vì "tiếp tay cho việc vi phạm bản quyền". Đây là lần đầu một tòa án của Trung Quốc đưa ra phán quyết mang tính bước ngoặt liên quan đến NFT và có thể trở thành hình mẫu tham khảo cho các tình huống tương tự trong tương lai.
Cơn sốt NFT còn được tiếp sức bởi Meta khi Instagram tích hợp NFT vào tháng 5/2022 và đến tháng 7/2022 mở rộng cho người dùng Facebook. Với sự nhập cuộc của ông lớn mạng xã hội, người dùng không còn phải cất những NFT trị giá hàng nghìn USD trong ví mà đã có thể chia sẻ khắp mạng xã hội. Giữa tháng 7, làn sóng đúc NFT miễn phí nở rộ càng khiến cộng đồng sôi động, bất chấp những tin tức xấu đang bủa vây thị trường tiền số.
Ethereum hợp nhất thành công chất xúc tác của thị trường mã hóa
Giữa hàng loạt tin tức tồi tệ bao phủ, tin vui lớn với cộng đồng tiền mã hoá là sự kiện The Merge - hợp nhất mạng Ethereum diễn ra thành công hôm 15/9. Sau cột mốc này, quy trình xác thực Ethereum chuyển từ bằng chứng công việc (PoW) sang phương thức bằng chứng cổ phần (PoS), giúp hạn giảm lượng carbon tiêu thụ tới 99,95%.
Nhìn lại một năm thị trường tiền mã hoá, các nhà kinh tế học nhận định khủng hoảng của FTX có thể là đỉnh điểm của "mùa đông". Trong những tháng đầu 2023, thị trường có thể có một đợt biến động mạnh nhưng về lâu dài, hợp nhất thành công mạng Ethereum giúp các nhà quản lý có cái nhìn tích cực hơn về tiền mã hóa. Trong thông báo đầu tháng 12, JPMorgan, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, cũng nhận định: "Ethereum hậu hợp nhất sẽ là chất xúc tác cho sự phát triển của thị trường tiền mã hóa trong 6-12 tháng tới của năm 2023".
Tại thị trường Việt Nam
Việt Nam hiện có 6,8 triệu người tham gia thị trường tiền mã hóa, thuộc những nước có lượng người tham gia hàng đầu thế giới.
Khảo sát cho thấy 49% người đầu tư tiền mã hóa do tâm lý đám đông hoặc bạn bè giới thiệu, chưa tìm hiểu kỹ về thị trường. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ an ninh bởi đây là lĩnh vực mới, chưa hoàn thiện và chưa được công nhận tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Dù còn nhiều nguy cơ về an ninh mạng, lượng người dùng sẵn sàng tham gia thị trường cho thấy Việt Nam có thể dẫn đầu lĩnh vực tiền mã hóa.
Tại thị trường Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia việc bắt nhịp với thị trường tài chính toàn cầu là vô cùng cần thiết, nhưng tuy nhiên song song với đó phải đảm bảo tính pháp lý, pháp luật tại mỗi quốc gia.
Một ví dụ cụ thể đó là PGT Holdings (HNX: PGT), tháng 11/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, CTCP PGT Holdings hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.
Với mong muốn tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước, đặc biệt là giải ITF U 18 quốc tế. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, thi đấu do dịch Covid-19. Từ đó, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.
CTCP PGT Holdings hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.
Thông qua buổi lễ ký kết, đã đánh dấu một cột mốc mở đầu cho sự hợp tác và phát triển lâu dài của hai bên. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng vô cùng vinh dự khi Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM đã lựa chọn CTCP PGT Holdings là người bạn đồng hành trong thời gian sắp tới.
Được biết dự án này này trong bước đi chiến lược của PGT Holdings với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM. PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.
Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và vận động viên yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu để tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.
Liên đoàn thể thao đã nhận thấy giá trị của sự tương tác với người hâm mộ và đang tiếp tục tạo ra các nền tảng mới, nơi người hâm mộ có thể mua, sở hữu và giao dịch các vật phẩm kỷ niệm kỹ thuật số: Để tạo lập và quản lý hình ảnh, thương hiệu cá nhân của các cầu thủ tại liên đoàn.
Quay trở lại với TTCK, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/12/2022, VN-Index giảm 4,25 điểm (0,42%) về 1.018,88 điểm, HNX-Index giảm 3,07 điểm (1,48%) về 204,46 điểm, UPCoM-Index giảm 0,34 điểm (0,47%) xuống 70,7 điểm.
Khép lại phiên giao dịch ngày 21/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31,8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.