Thị trường rủi ro về đâu, khi “Dòng chảy rút vốn tăng cao”

Đầu tư và Tiếp thị
07:26 AM 31/03/2023

Theo các nhà cung cấp dữ liệu, độ sâu thị trường của Bitcoin cho thấy tài sản này đang ở mức thanh khoản thấp vào ngày 29/3/2023 (Khối lượng giao dịch ghi nhận mức 17,7 tỷ USD, vốn hóa thị trường đạt 527 tỷ USD), thậm chí còn thấp hơn so với sau sự sụp đổ của FTX vào tháng 11/2022.

Tuy nhiên, đồng Bitcoin tăng trở lại, đưa giá trị của đồng tiền điện tử này đạt trên 28,000 USD. Cụ thể, vào thời điểm 9 giờ ngày 30/3/2023 (giờ Việt Nam), giá Bitcoin giao dịch ở mức 28,358 USD/BTC (Khối lượng giao dịch Bitcoin ghi nhận mức 20,7 tỷ USD, vốn hóa thị trường đạt 546 tỷ USD).

photo-1680183240687

Người dùng rút hàng trăm triệu USD khỏi Binance

Dữ liệu từ Nansen cho thấy tổng số tiền mã hóa Binance đang nắm giữ trị giá 63,7 tỷ USD. Trong một tuần qua, 2 tỷ USD được rút ròng khỏi sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới. Nhóm giao dịch smart money - thường là nhà đầu tư giàu kinh nghiệm - cũng đã rút 10 triệu USD khỏi sàn trong 24 giờ qua.

Ngày 27/3, Paxos, nhà phát hành stablecoin cũ của Binance, đốt số BUSD trị giá hơn 155 triệu USD, tương đương 2% nguồn cung lưu hành. Theo Coindesk, đây là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi sàn.

Theo các chuyên gia, động thái rút tiền khỏi sàn, đưa token về ví lạnh cho thấy sự thận trọng của cộng đồng trong bối cảnh rủi ro pháp lý với Binance có thể leo thang. CEO Changpeng Zhao (CZ) đã lên tiếng trấn an người dùng ngay sau tin CFTC_Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai khởi kiện và chưa có động thái đóng cửa giao dịch, nhưng không ngăn được lượng lớn người dùng rút tiền.

CZ và Binance đang bị CFTC cáo buộc một loạt sai phạm, trong đó có việc giúp người dùng Mỹ "vượt rào" KYC (xác thực danh tính), không đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ pháp lý, vi phạm luật chống rửa tiền. Đáp lại, CZ nói ông "bất ngờ và thất vọng" khi nghe tin vì Binance đã hợp tác điều tra với CFTC trong suốt 2 năm qua và sàn cũng có đầy đủ biện pháp công nghệ để KYC người dùng cũng như luôn tuân thủ đúng quy định của luật pháp.

Đây không phải lần đầu người dùng ồ ạt rút tiền khỏi Binance. Lần gần nhất cách đây đúng hai tuần khi Sở Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS) yêu cầu Paxos dừng phát hành BUSD. Khi đó đã có 2,8 tỷ USD bị rút khỏi sàn trong 24 giờ, nhưng khoản tiền gửi vào trong cùng thời gian là gần 2 tỷ USD.

Ngày 13/12, dòng tiền rút ròng của Binance đạt 902 triệu USD trong 24 giờ. Dữ liệu ghi nhận khi đó cho thấy số rút ròng vượt qua tất cả sàn giao dịch tập trung khác và lớn hơn gần chín lần so với sàn giữ vị trí thứ hai. Sau sự kiện FTX phá sản, đây được coi là lần rút có quy mô lớn thứ hai trên thị trường tiền mã hóa, và nhiều nhất lịch sử Binance, kể từ khi thành lập.

Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, được thành lập từ 2017 bởi tỷ phú Changpeng Zhao. Từ 2019, Binance ngừng cung cấp dịch vụ cho người dùng Mỹ theo quy định của pháp luật nước này. Các hoạt động được chuyển sang cho Binance.US. Nền tảng này được cho là hoạt động độc lập với Binance với chính sách khắt khe hơn. Năm 2021, Binance bắt đầu vào tầm ngắm của CFTC.

Hiện chưa rõ số phận của Binance. CFTC cho rằng Bitcoin, Ethereum, Litecoin là hàng hóa nên đã phạm luật khi không đăng ký đầy đủ với cơ quan này. Trong khi đó, một cuộc điều tra khác của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) lại đang tìm cách chứng minh mọi loại tiền mã hóa (trừ Bitcoin) đều là chứng khoán.

Kỳ vọng thị trường crypto sẽ trở lại

Theo dự báo của một số trang nghiên cứu thị trường crypto, năm 2022 là một năm thanh lọc cho thị trường crypto khi trước đó nhiều xu hướng bị thổi phồng giá trị một cách quá mức, hoạt động đầu cơ xảy ra ồ ạt khiến thị trường vượt xa giá trị của nó. Các đợt điều chỉnh lớn của crypto là cần thiết cho sự phát triển trong dài hạn.

Theo các chuyên gia, thị trường crypto được cho là có chu kỳ 4 năm. Con số này trùng khớp với sự kiện halving (chia đôi khối- quá trình giảm tốc độ tạo ra các đơn vị tiền mã hóa mới) của đồng coin lớn nhất thị trường là Bitcoin.

Công ty phân tích Delphi Digital cho rằng thị trường crypto sẽ diễn ra tiêu cực vào đầu năm 2023 và tích cực về cuối năm. Năm 2023 sẽ là giai đoạn tích lũy, tạo tiền đề cho chu kỳ tiếp theo. Nếu lịch sử lặp lại, thị trường sẽ có khả năng hình thành đáy vào quý 1/2023 trước khi đi vào xu hướng tăng giá vào giữa 2023. Thị trường sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng thời gian 2024- 2025.

Từ những phân tích chia sẻ trên của thị trường rủi ro, nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đầu tư vào thị trường này. Đây hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư. Các nhà đầu tư nên tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định. Đặc biệt, bài viết là tin tức tham khảo, thông tin đầu tư về các lĩnh vực tài chính cho nhà đầu tư.

Quay trở lại với thị trường vốn, cụ thể là thị trường chứng khoán_kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. VN-Index kết phiên ngày 30/3/2023 tăng hơn 3 điểm (0,29%), lên 1,059.4 điểm, HNX-Index tăng 0,36 điểm (0,17%), lên mức 205.95 điểm, UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (0,31%), lùi về 76,49 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch cả 3 sàn hôm nay đạt 735 triệu cp, tương ứng 12,400 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh hơn 400 tỷ đồng.

Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiêm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

photo-1680183243274

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 30/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT./

PV
Ý kiến của bạn