Thị trường smartphone toàn cầu giảm mạnh trong quý I/2022
Lượng hàng điện thoại thông minh xuất xưởng trên toàn cầu trong quý đầu tiên năm nay đã sụt giảm 11%.
Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Vấn đề lạm phát gia tăng, xung đột giữa Nga - Ukraine và sự xuất hiện của biến thể COVID-19 Omicron đã làm "trật bánh" đà phục hồi của lĩnh vực này.
Theo dữ liệu của Canalys, Samsung hiện đã giành lại vị trí nhà cung cấp hàng đầu từ Apple Inc với 24% thị phần điện thoại thông minh được xuất xưởng trong quý I/2022, tăng từ mức 19% trong quý IV/2021. Apple Inc đứng thứ hai, với sự gia tăng nhu cầu về dòng iPhone 13. Các nhà cung cấp của Trung Quốc bao gồm Xiaomi Corp, Oppo và Vivo đều lọt vào top 5 với thị phần gần như mức của một năm trước.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự chậm lại của lượng hàng điện thoại thông minh xuất xưởng trên toàn cầu một phần là do Trung Quốc theo đuổi chính sách Zero-COVID. Các biện pháp phong tỏa đã tác động đến cả cung và cầu của Trung Quốc, vốn là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất nội địa đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo linh kiện cho thiết bị.
Bà Nicole Peng, Phó Chủ tịch phụ trách bộ phận thiết bị di động của công ty nghiên cứu Canalys, cho biết: "Thị trường đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron" và "Các nhà cung cấp phải đối mặt với sự không chắc chắn cao do xung đột Nga - Ukraine, những vụ phong tỏa hàng loạt tại Trung Quốc và mối đe dọa từ lạm phát".
Bà Peng nói thêm: "Các nhà cung cấp phải tự trang bị để có thể phản ứng nhanh với các cơ hội và rủi ro mới xuất hiện, trong khi vẫn tập trung vào các kế hoạch chiến lược dài hạn".
Trong quý I/2022, sản lượng chất bán dẫn của Trung Quốc đạt 80,7 tỷ đơn vị, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhu cầu điện tử tiêu dùng giảm xuống và các biện pháp phong tỏa ở các khu vực bao gồm cả trung tâm tài chính Thượng Hải đã gây gián đoạn sản xuất.
Việc Trung Quốc đóng cửa cùng với quy định hạn chế đi lại do dịch COVID-19 đã dẫn tới "cơn ác mộng" cho các nhà máy. Vì họ không thể vận chuyển hàng đến các cảng biển và biên giới, các nhà sản xuất và xuất khẩu nước này đang chạy đua để đáp ứng thời hạn giao hàng. Điều đó có thể làm phức tạp thêm kế hoạch mở rộng ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang nỗ lực thiết lập liên minh công nghiệp với các đồng minh châu Á.
Hoài Thương (Theo Bloomberg)Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.