Thị trường tài chính mở đường cho dòng tiền quay trở lại

Đầu tư và Tiếp thị
07:48 AM 01/02/2023

Bỏ lại năm 2022 với nhiều biến động tiêu cực, thị trường Việt Nam đã trải qua thời kỳ vấn nạn tin đồn dồn dập gây tổn thất nghiêm trọng đến tài sản của người dân, an toàn hoạt động của thị trường tài chính, chứng khoán và các định chế tài chính trung gian và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, năm 2023 kỳ vọng những phát triển mạnh mẽ của TTCK cả về chất và lượng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/1/2023, VN-Index tăng 8,61 điểm (0,78%) lên 1111,18 điểm, HNX-Index tăng 1,65 điểm (0,75%) đạt 222,43 điểm, UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (0,58%) lên 75,84 điểm. Nhóm vốn hóa lớn là động lực chính của thị trường phiên chiều nay. Toàn thị trường ghi nhận 48 mã tăng trần, 449 mã tăng giá, 880 mã đứng giá, 285 mã giảm giá và 15 mã giảm sàn.

photo-1675175943158

Tâm lý các nhà đầu tư trong năm mới 2023: Các nhà đầu tư rất cần bình tĩnh, tỉnh táo

Ảnh hưởng của tin đồn vốn không còn là hiện tượng lạ trên các thị trường tài chính. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam chưa bao giờ thấy tin đồn lại nhiều như thế. Khắp các trang mạng xã hội, các hội nhóm đầu tư, tư vấn chứng khoán, tin đồn là thứ được quan tâm nhiều nhất vào lúc này.

Thậm chí, một tin tức tiêu cực về một doanh nghiệp nào đó cũng gây nên những hậu quả to lớn, đã có hiện tượng nhà đầu tư rút hàng nghìn tỷ đồng mỗi ngày tại một công ty chứng khoán khiến thanh khoản kiệt quệ, lãnh đạo công ty này phải gấp rút trấn an, tổ chức các cuộc họp với nhà đầu tư.

Một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, bị dính tin đồn xấu, lập tức cổ phiếu bị nhà đầu tư bán tháo, giảm sàn nhiều phiên. Phản ứng dây chuyển xấu, các cổ phiếu tài chính khác cũng giảm theo… khiến thị trường bị giảm hàng nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng thiệt hại nặng.

Trong năm 2023 các chuyên gia cho rằng, khi có tin đồn thất thiệt ngay lập tức cần nhanh chóng cắt đứt tin đồn, lời đàm tiếu bằng cách tham gia ngay trước khi mọi thứ bị lan truyền đi quá xa (nguyên tắc là trước 72 giờ sau khi tin đồn đầu tiên bị phát tán).

Và để ngăn chặn những tin đồn thất thiệt, cần tập trung thực hiện một số biện pháp, như cơ quan Nhà nước phải chủ động thông tin đúng đắn, chính xác; người dân cần phải tỉnh táo trước những tin đồn thất thiệt. Để ngăn chặn những tin đồn thất thiệt, trước hết các cơ quan quản lý nhà nước phải nắm bắt thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng có phát ngôn chính thống để bác bỏ các tin đồn thất thiệt.

Khi có tin đồn thất thiệt thuộc lĩnh vực bộ, ngành nào quản lý, nhất thiết phải cử cơ quan chuyên ngành xác minh kịp thời, truy nguyên nguồn gốc, diễn biến hình thành tin đồn, đưa ra kết luận để công bố trước công luận, không thể để chậm trễ, nhằm chủ động ngăn chặn sự lan rộng của nó, hạn chế tác động tiêu cực.

Nhanh chóng cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sự kiện đang xảy ra tin đồn thất thiệt. Việc công bố có thể thực hiện ngay thông qua thông cáo báo chí trên các phương tiện truyền thông để người dân nắm được. Đồng thời có những biện pháp xử lý kiên quyết những đối tượng cố tình tung tin đồn thất thiệt để trục lợi, phá hoại.

Về phía nhà đầu tư, cần bình tĩnh, tỉnh táo trước những tin đồn thất thiệt là điều cần thiết. Thực tế, nhiều người do không rõ thông tin thực hư và cũng không có điều kiện tìm hiểu, đã hành động theo thói quen, theo cảm tính hoặc theo phong trào. Trước những tin đồn thất thiệt, người dân phải thực sự bình tĩnh, tự mình thẩm định, đánh giá thông tin hoặc chờ tin chính thống được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cần khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư trong TTCK

Theo Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Đặc biệt, GDP năm 2022 của Việt Nam ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua với mức tăng 8,02%.

Các thị trường vẫn liên thông với nhau, không chỉ lực bán từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ bán mà các doanh nghiệp hiện không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, không tiếp cận được thị trường trái phiếu thì buộc họ phải bán cổ phiếu trong danh mục đầu tư tài chính của họ bằng mọi giá để có thanh khoản.

"Chúng ta có thể thấy rằng, do khủng hoảng niềm tin trong hệ thống dẫn đến khủng hoảng về thanh khoản, dẫn đến đứt gãy mạch máu lưu thông. Điều này rất rủi ro vì từ các đứt gãy của hệ thống tài chính sẽ truyền tải dần vào nền kinh tế thực là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp."

Khi mọi kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp không còn hoạt động thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Nếu tình trạng này không được giải quyết, thì tiếp theo sẽ là làn sóng đóng cửa doanh nghiệp, sa thải lao động, tăng trưởng sản lượng sụt giảm, rủi ro đến toàn nền kinh tế"

Ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings (HNX: PGT) chia sẻ về vấn đề trên:

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Các cơ quan quản lý tiếp tục có nhiều cố gắng trong việc cải thiện thị trường chứng khoán. Trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, sửa đổi Luật Chứng khoán, các Luật, văn bản có liên quan; tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán về quy mô đồng thời tập trung nâng cao chất lượng thị trường, nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của các tổ chức tham gia thị trường; chú trọng đổi mới, áp dụng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, giám sát thị trường…

TTCK Việt Nam cũng có nhiều yếu tố hấp dẫn. Chỉ số P/E (dựa trên số liệu lợi nhuận quá khứ) của thị trường Việt Nam hiện tại là khoảng 12 lần, trong khi các thị trường khác (Thái Lan, Philippines, Malaysia hay Indonesia) đều cao hơn Việt Nam (khoảng 16 lần). ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) của VN Index đạt khoảng 15%, cao hơn mức 9 - 10% của các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, tỷ giá ổn định là yếu tố quan trọng giúp Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn tới thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, những năm qua thị trường chứng khoán Việt Nam có sự bùng nổ với lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia, nâng tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán lên gần 6,9 triệu, tương đương 6,9% dân số. Đặc điểm này được giới chuyên gia đánh giá là động lực giúp thị trường bùng nổ trong vòng 3 - 5 năm tới.

Mở đường cho trái phiếu doanh nghiệp

Học hỏi từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Trung Quốc đã phát triển nóng và kết quả cũng là nguy cơ vỡ nợ trái phiếu. Khi ấy, giải pháp hài hòa nhất là để tái cấu trúc nợ, các bên cùng có lợi.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, phương án này hiện rất phổ biến ở thị trường trái phiếu Trung Quốc. Thay vì ép các doanh nghiệp hoặc CTCK mua lại thì các nhà đầu tư trái phiếu yêu cầu các đại diện chủ nợ hoặc đơn vị phân phối đàm phán với doanh nghiệp và thực hiện dãn kỳ hạn trả nợ, kết hợp với việc thanh toán một phần hoặc kéo dài kỳ hạn của trái phiếu đó.

Đến hạn thì tái cấu trúc, tuỳ theo dự án đó rủi ro thế nào, nếu rủi ro hơn thì lãi suất cao hơn, kỳ hạn kéo dài ra và ngược lại, nếu nhà đầu tư chấp nhận thì họ sẽ tiếp tục đầu tư. Cái quan trọng là doanh nghiệp phải minh bạch.

Một cách khác mà ở thị trường Trung Quốc đã áp dụng khá nhiều đó là "hàng đổi hàng" hay nói cách khác là trái chủ yêu cầu hoặc doanh nghiệp thực hiện thanh toán trái phiếu bằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Cách này trên thị trường Việt Nam đã có một số doanh nghiệp bất động sản thực hiện cho trái chủ của họ. Thay vì doanh nghiệp mua lại trái phiếu thì họ thu xếp chuyển đổi trái phiếu sang sản phẩm bất động sản, bao gồm căn hộ, đất phân lô, thậm chí là cả biệt thự.

Chỉ có điều giá trị lô đất thường cao hơn số dư đầu tư trái phiếu nên nhà đầu tư có thể tìm một nhóm trái chủ để gom lại và có thể chuyển đổi sang việc cùng chung sở hữu lô đất đó. Ngoài ra, yếu tố pháp lý dự án hoặc bất động sản đó có thể là một yếu tố rủi ro mới mà nhà đầu tư nên đánh giá kỹ tình trạng pháp lý để có thể có một sự chuyển đổi an toàn thay vì chuyển sang một tài sản khác rủi ro hơn.

Điều này sẽ giúp giải quyết được khó khăn cho chính doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư không phải cắt lỗ và có cơ hội thu hồi khoản đầu tư đó trong tương lai. Dĩ nhiên, tùy theo mức độ rủi ro và triển vọng của dự án mà nhà đầu tư có thể đàm phán giữ nguyên lãi suất hoặc tăng lãi suất trái phiếu tuỳ theo mức độ rủi ro được đánh giá hoặc thỏa thuận lại.

photo-1675175946693

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 31/1/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,400 VNĐ.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31,8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Việt Nam đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng Chỉ số cơ hội toàn cầu Việt Nam đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng Chỉ số cơ hội toàn cầu

Đan Mạch được đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhất đối với giới đầu tư toàn cầu. Trong số các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng Chỉ số cơ hội toàn cầu.