Thị trường thay đổi - cơ hội mở ra cho doanh nghiệp
Sự thay đổi nhanh của thị trường cũng như kênh phân phối chính là cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp phát triển.
Thị trường hiện nay thay đổi nhanh và đa chiều, cả về công nghệ lẫn trải nghiệm khách hàng. Kênh bán hàng dịch chuyển rất nhanh do đó doanh nghiệp không thể làm ngơ với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Tại hội thảo “Tái thiết kế chiến lược phân phối trong thị trường biến động và đầy thử thách” mới đây, ông Phạm Hồng Sơn - chuyên gia cao cấp về thương mại điện tử và chuyển đổi số hệ thống phân phối cho biết, thực tế hiện nay, 60-70% các chủ tiệm tạm hóa đều đã sử dụng các ứng dụng (app) thương mại điện tử để đặt hàng. Kể cả ở khu vực nông thôn, cách đây 3-4 năm không biết gì về app, bây giờ thì 1/2 chủ tiệm tạm hóa ở nông thôn là đang sử dụng app, đặt hàng qua ứng dụng. Khi tỷ lệ sử dụng app, ứng dụng ngày càng nhiều thì số lượng nhân viên bán hàng sẽ phải thay đổi.
Do đó các DN không thể đi đơn kênh như trước được, mà phải đi đa kênh, có chiến lược kênh một cách bài bản.
Tuy nhiên, sự thay đổi của thị trường cũng như kênh phân phối dù rất nhanh nhưng đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp. Cách đây 20-30 năm, các công ty đa quốc gia với nguồn lực và kinh nghiệm lớn sẽ thống trị thị trường, nhưng hiện nay với sự thay đổi rất nhanh thì cơ hội lại mở ra cho tất cả các doanh nghiệp, những lợi thế cũ có thể sẽ không còn là lợi thế của các “ông lớn”. Khi cuộc chơi được reset (cài đặt) lại thì tất cả ngang hàng nhau, vấn đề còn lại khả năng tận dụng cơ hội cơ hội của doanh nghiệp.
Giới chuyên gia cho rằng, những người mua sắm đa kênh có thể bị ảnh hưởng từ những người có quan hệ gần gũi như gia đình và bạn bè, hoặc những người hoàn toàn xa lạ trên internet thông qua việc nghiên cứu các đánh giá trực tuyến từ người mua trước. Do đó, các DN Việt nên áp dụng các kỹ thuật marketing truyền miệng qua kênh điện tử, cũng như những lời đánh giá trực tuyến vì đây là những nguồn ảnh hưởng đáng tin cậy đối với khách hàng
Hay như qua sự thành công về mặt bán hàng thông qua phiên livestream của một số tiktoker, facebooker được cho là nhờ họ nhắm đúng khách hàng, sử dụng đúng kênh, truyền tải đúng thông điệp và chọn thời điểm hiệu quả. Đặc biệt, họ đã nhắm đến khách hàng của mình rất hiệu quả bằng cách liên tục tạo nội dung phù hợp đối với những cá nhân có thu nhập ổn định và có sức mua đáng kể.
Từ đó để thấy điều quan trọng khi nhắm đến kênh bán hàng trực tuyến là DN cần sử dụng đúng kênh. Nhất là việc sử dụng tính năng livestream của mạng xã hội đã giúp cho những tiktoker, facebooker tiếp cận lượng khán giả lớn, tận dụng tính chất tương tác và hấp dẫn của nền tảng để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Không những thế, chiến lược tiếp cận qua livestream hoàn toàn phù hợp với sở thích của người tiêu dùng Việt, vốn được biết đến là nhạy cảm về giá và quan tâm đến giá trị. Cho nên các DN cần khẳng định giá trị của việc xem phiên livestream, cũng như truyền tải đúng thông điệp bằng cách đưa ra những ưu đãi cực kỳ hấp dẫn.
Ngoài ra, sự phát triển của thương mại điện tử song hành với sự trưởng thành của thế hệ Z (hay Gen Z) - một thế hệ người tiêu dùng mới với những đặc trưng riêng, đang dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong hành trình mua sắm.
An Mai (t/h)Ngày 20/12, tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024".