Thị trường tín chỉ carbon: Các doanh nghiệp cần hành động quyết liệt

Diễn đàn
05:48 PM 22/04/2024

Cuộc đua Net Zero không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện cam kết của mình đối với sự phát triển bền vững và hoà nhập vào xu hướng toàn cầu của môi trường kinh doanh xanh. Để đạt được mục tiêu này là một hành trình gặp rất nhiều gian nan và trở ngại, cần sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ. Vậy, để phát triển thị trường tín chỉ carbon, doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Nút thắt cần được tháo gỡ

Số liệu báo cáo cho thấy, Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện mỗi năm, nhu cầu về cơ chế trao đổi và mua bán tín chỉ này đang ngày càng tăng. Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 thí điểm vận hành thị trường trao đổi tín chỉ carbon và vận hành chính thức từ năm 2028. 

Đến hết năm 2027, xây dựng xong quy định quản lý tín chỉ carbon, thí điểm triển khai trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Câu hỏi được đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam nên bắt đầu từ đâu để đi cùng nhịp với thị trường trong nước và quốc tế.

Thị trường tín chỉ carbon: Các doanh nghiệp cần hành động quyết liệt- Ảnh 1.

Ông Thái Trần (thứ 2 từ bên phải) trao đổi với các doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, thị trường carbon sẽ mang đến cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng các cơ hội từ thị trường tài chính carbon như thế nào trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ giảm phát thải, tiến tới Net Zero carbon vào năm 2050, còn thế giới đang áp dụng các luật chơi về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Th.S Thái Trần - Giám đốc Công ty Tư vấn Hanam carbon - chuyên gia đứng Top 5 tư vấn CDM trên toàn thế giới, cho biết: Tham gia vào thị trường carbon là động lực phát triển, đổi mới công nghệ phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon. Các doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia tham gia vào thị trường carbon nhận được lợi ích hai chiều: Thực hiện giảm lượng khí nhà kính, góp phần phát triển bền vững, đồng thời được công nhận bằng tín chỉ carbon, thúc đẩy nền kinh tế. 

Các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc bán tín chỉ carbon và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Việc tiếp cận nguồn tài chính xanh để hiện thực hóa thị trường chính là cơ hội mà các bên cần nắm bắt. Mặc dù thị trường tín chỉ carbon được đánh giá là có tiềm năng nhưng vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề và thách thức. 

Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải chịu thêm nhiều tỷ đô la tiền thuế phát thải carbon khi xuất sang thị trường châu Âu, do ảnh hưởng bởi cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Việt Nam cần đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ những "nút thắt" trên, từ dó có thể tận dụng tối đa cơ hội phát triển từ thị trường này.

Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN thực hiện mua bán trao đổi tín chỉ carbon

Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN thực hiện mua bán trao đổi tín chỉ carbon

Thực hành ESG tốt để nền kinh tế phát triển bền vững

ESG (môi trường - xã hội - quản trị) nổi lên như một công cụ để doanh nghiệp hướng đến bền vững và sau đó đạt được mục tiêu Net Zero. Doanh nghiệp Việt không thực hành tốt ESG hoặc không sớm triển khai thì 3-5 năm tới sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội. 

Doanh nghiệp thực hiện tốt ESG sẽ góp phần đạt được mục tiêu SDGs, qua đó cải thiện hình ảnh, nâng cao giá trị thương hiệu, thu hút đầu tư. Phát triển bền vững với công cụ ESG không còn là lựa chọn có hay không, mà là con đường bắt buộc phải tuân thủ để tồn tại và phát triển. ESG bền vững không phải là xu hướng nhất thời mà chính là mục tiêu cần thiết của các doanh nghiệp Việt.

Theo các chuyên gia, ESG hay Net Zero sẽ giúp doanh nghiệp có những lợi thế nhất định. Một là khả năng tiếp cận được những nguồn vốn với chi phí vốn thấp hơn so với doanh nghiệp bình thường. Hai là khoản đầu tư bỏ ra hôm nay thường được xem là chi phí sẽ chuyển thành doanh thu, lợi nhuận sau 5-10 năm. Ngược lại, nếu không đầu tư thì chưa tới 5 năm sau sẽ bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng sẽ là động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành các hành động phát triển bền vững.

Ông Trần Nguyễn Trọng Nguyên - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Thương mại Kenzen cho rằng: Là một thành viên trong xã hội, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp. ESG đã ra đời cùng với bộ nguyên tắc đầu tư trách nhiệm (PRI) để thúc đẩy doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phải quan tâm, thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình một cách có trách nhiệm với xã hội. 

Thúc đẩy thực hiện ESG sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, giảm rủi ro mà các tác động môi trường, xã hội, quản trị gây ra. Thúc đẩy thực hiện ESG là nhằm hướng tới đạt được mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), góp phần hiện thực hóa xã hội không carbon (Net Zero).

Đồng bộ các giải pháp để hướng tới Net Zero

Một vấn đề làm nóng dư luận khi vấn đề về ESG, tài chính xanh, những bước tiến và phương pháp hiệu quả để đạt được tín chỉ carbon và thúc đẩy sự phát triển bền vững với mục tiêu Net Zero carbon được mổ xẻ nhiều. 

Những nội dung về "nút thắt" của thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam cần phải tháo gỡ ra sao để có thể tận dụng tối đa cơ hội phát triển từ thị trường này cũng được các chuyên gia, thẳng thắn đề cập, chỉ ra hành trình xây dựng một tương lai bền vững và không carbon cho Việt Nam.

Thị trường tín chỉ carbon: Các doanh nghiệp cần hành động quyết liệt- Ảnh 3.

Rừng ngập mặn Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh - Công cụ quan trọng chống biến đổi khí hậu

Ngoài ra, một vấn đề cũng được nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi cung ứng KTTH khép kín và phát triển thị trường tài chính carbon. Thành công của KTTH và các doanh nghiệp cũng như của Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi này đều phụ thuộc vào khả năng thích nghi và áp dụng các giải pháp phù hợp.

Năm 2050, Net Zero trở thành mục tiêu chung và Việt Nam không nằm ngoài nỗ lực đó. Cùng với doanh nghiệp toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đồng thời tạo ra giá trị kinh tế.

Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân, một chiếc lá không thể dệt thành cánh rừng bạt ngàn, hãy chung tay hợp tác để đạt được những mục tiêu tầm xa và hy vọng mục tiêu Net Zero có thể đạt được trước năm 2050.

Minh Yến - Đình Chiến
Ý kiến của bạn
Hướng đến tương lai đô thị thông minh Hướng đến tương lai đô thị thông minh

Thành phố thông minh là một trong những xu thế phát triển chủ đạo của các đô thị trên thế giới cũng như trong khu vực. Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng này, và đang có nhiều chuyển biến tích cực cả về chính sách, môi trường đầu tư lẫn việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thực tế tại các tỉnh, thành.