Thị trường tín chỉ Carbon: Cơ hội cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp

Diễn đàn
02:35 PM 14/07/2024

Tại Toạ đàm "Tín chỉ Carbon: Chương trình Nhựa - Nông nghiệp & Lâm nghiệp - Bền vững nguồn nước", do Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) và VERRA, tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia đã đưa ra những thách thức về môi trường nóng hổi hiện nay, đồng thời giới thiệu các giải pháp đột phá, góp phần giải quyết các vần đề môi trường, hướng đến thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Theo các diễn giả, đối với lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon cũng vô cùng rộng mở. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ riêng ngành nông nghiệp có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, trong khi ngành lâm nghiệp có thể bán khoảng 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Việc bán tín chỉ carbon sẽ giúp các chủ rừng và nông dân cải thiện sinh kế bền vững, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thị trường tín chỉ Carbon: Cơ hội cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp- Ảnh 1.

Tọa đàm tín chỉ carbon

Các chuyên gia nhận định, thị trường mua bán tín chỉ carbon sẽ ngày càng sôi động. Do đó, ngành nông nghiệp và lâm nghiệp Việt Nam cần đón đầu xu hướng này để tăng cao lợi nhuận. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá có tiềm năng to lớn trên thị trường này. 

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, khi hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL có thể giảm 10 triệu tấn carbon, thu về khoảng 100 triệu USD. Tín chỉ carbon có thể được tạo ra từ các hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; tái tạo thảm thực vật hay ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ thu giữ, sử dụng khí mê tan trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi... 

Trong lĩnh vực nông nghiệp của ĐBSCL có nhiều tiềm năng để tạo ra tín chỉ carbon và viêc phát triển tín chỉ carbon tại ĐBSCL được xem là giải pháp bền vững cho nguồn nước và sinh kế cho người dân. Hiện ĐBSCL đang triển khai các mô hình nuôi tôn sú kết hợp trồng rừng ngâp mặn ở tỉnh Cà Mau; dự án lúa gạo giảm phát thải của Tập đoàn Lộc Trời tại tỉnh An Giang; dự án trồng rừng ngập mặn kết hợp du lịch sinh thái ở tỉnh Trà Vinh.

Thị trường tín chỉ Carbon: Cơ hội cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp- Ảnh 2.

Cánh đồng lúa chất lượng cao tại ĐBSCL

Các chuyên gia nhận thấy, mô hình canh tác lúa thì 1 ha có thể tạo ra 7-8 tín chỉ carbon/năm. Nếu giá 1 tín chỉ carbon khoảng 10-1 2USD thì 1 ha lúa có thể mang lại nguồn thu khoảng 100-120 USD/năm. Từ đó cho thấy việc áp dụng các giải pháp canh tác tiên tiến sẽ giảm 50% lưọng phát thải so với canh tác truyền thống. Theo đó, canh tác truyền thống phát thải khoảng 1 tấn C02/ha/vụ, nếu nuôi tôm quảng canh cải tiến, sẽ giảm tới 80% lượng phát thải so với nuôi tôm thâm canh…

Ông Nguyễn Võ Trường An - Phó Tổng Giám đốc CCTPA chia sẻ: CCTPA sẽ cung cấp thông tin tư vấn đầy đủ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam về cách thức xây dựng dự án tín chỉ carbon, cách thức đăng ký, kiểm định, xác nhận cùng các cơ chế trao đổi, đền bù, vay tín dụng đối với các khoản tín dụng carbon và áp dụng thuế carbon trong khu vực và trên toàn cầu. 

Dựa trên mục tiêu giảm khí thải, CCTPA cũng tư vấn các biện pháp cụ thể để giảm lượng khí thải carbon. Bao gồm: sử dụng năng lượng tái tạo, tối ưu hóa quy trình sản xuất và triển khai các công nghệ sạch phi carbon. 

Ông cho biết: Tọa đàm cũng là hoạt động lâu dài, phi lợi nhuận, nhằm mục tiêu chia sẻ kiến thức dự án bền vững, không chỉ trong ngành sản xuất mà còn đặt mục tiêu đồng hành cùng người dân ĐBSCL bớt phần vất vả...

Thị trường tín chỉ Carbon: Cơ hội cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp- Ảnh 3.

Rừng ngập mặn Cà Mau

Việt Nam là quốc gia tiên phong cam kết giảm thải carbon bằng 0 (Net Zero) vào 2050. Đây là mức cam kết thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Theo lộ trình, Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 thí điểm vận hành thị trường trao đổi tín chỉ carbon. Vì thế, các doanh nghiệp cần chủ động thích ứng trước xu hướng mới và nên có sự chuẩn bị trong quá trình xây dựng, hoạch định chiến lược giảm lượng khí thải trong từng công đoạn sản xuất.

Như vậy, khi thị trường tín chỉ carbon được vận hành, các doanh nghiệp sản xuất phải xây dựng các phương án để cắt giảm phát thải và hệ thống này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon hơn và hiệu quả hơn.

Minh Yến
Ý kiến của bạn
McKinsey đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam McKinsey đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam

Báo cáo của Công ty Tư vấn quản lý và chiến lược đa quốc gia McKinsey ghi nhận: Việt Nam tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu của khu vực Đông Nam Á, do đó cần đặc biệt nắm bắt thêm nhiều cơ hội trong một số lĩnh vực.