Thị trường tín chỉ carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển - Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách

Diễn đàn
09:47 PM 22/08/2024

Ngày 22/8/2024, Trường đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide, đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển" nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây là dịp quan trọng để các cơ quan chức năng, các chuyên gia, doanh nghiệp ..., cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

Khai mạc buổi toạ đàm, TS. Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng, Trường đại học Nông Lâm TPHCM, nêu rõ: Thị trường carbon đang trở thành một vấn đề quan trọng và cấp bách trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. Rừng ven biển không chỉ đóng vai trò như một lá chắn tự nhiên bảo vệ các vùng đất khỏi thiên tai mà còn là nơi hấp thụ và lưu trữ carbon hiệu quả, góp phần giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng này vẫn còn gặp nhiều thách thức trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ven biển.

Thị trường tín chỉ carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển -  Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách- Ảnh 1.

Phó Hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Trần Đình Lý phát biểu khai mạc Toạ đàm

Buổi tọa đàm hôm nay là cơ hội để các đại biểu chia sẻ và cập nhật những nghiên cứu mới nhất về cơ hội và thách thức trong thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển. Đây cũng là dịp để thảo luận về các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy quản lý bền vững và khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên này, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương.

Tôi hy vọng rằng, thông qua buổi tọa đàm này, chúng ta sẽ tìm ra những hướng đi sáng tạo và hiệu quả, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, và cộng đồng là điều kiện tiên quyết để đạt được những mục tiêu này.

Thị trường tín chỉ carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển -  Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách- Ảnh 2.

TS. Phạm Thu Thuỷ chia sẻ tại Hội thảo

Các hệ sinh thái ven biển và đất ngập nước (bao gồm rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều, và cỏ biển) đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo sinh kế và an sinh xã hội cho cộng đồng ven biển. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển có khả năng hấp thụ carbon cao hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái khác, đặc biệt là rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, thị trường carbon xanh từ các hệ sinh thái này vẫn chưa được khai thác và phổ biến rộng rãi.

Với tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái ven biển đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường carbon toàn cầu. Tuy nhiên, việc thiếu thông tin và sự hạn chế trong giao dịch tín chỉ carbon xanh đã gây khó khăn trong việc phát triển các dự án carbon hiệu quả.

Việt Nam, với đường bờ biển dài và hệ sinh thái ven biển dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, đã có những chính sách tiên tiến nhằm bảo vệ, mở rộng và nâng cao chất lượng rừng và hệ sinh thái ven biển. Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu cao trong việc phát triển thị trường carbon rừng, bao gồm cả carbon xanh, để tạo ra cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ các chính sách giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm này nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây là dịp quan trọng để chúng ta cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

Thị trường tín chỉ carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển -  Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách- Ảnh 3.

TS. Vũ Tấn Phương trình bày đề tài

Chia sẻ tại hội thảo, TS Phạm Thu Thuỷ- CIFOR-ICRAF -Đại học Adelaide,Úc, cho biết: Hiện nay, việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng, Việt Nam có nhiều thuận lợi, đó là:

Thể chế chính trị ổn định; Năng lực MRV; Tiềm năng thị trường carbon giá trị cao, trong đó đa dạng sinh học xếp thứ 16 trên thế giới, có 25 triệu người dân nghèo dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng; Diện tích rừng và chất lượng rừng ngập mặn, rừng trên cạn tiềm năng, có thể tiến hành nhiều loại hình dự án trồng rừng mới và tái trồng rừng; REDD+, cải thiện quản lý rừng bền vững; Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thị trường…

Tại hội thảo, TS. Vũ Tấn Phương- Văn phòng chứng chỉ rừng Việt Nam, đưa ra những số liệu đánh giá tiềm năng tín chỉ carbon xanh tại Việt Nam, đưa ra khuyến cáo:

- Việt Nam cần có chiến lược, kế hoạch về phát triển lâm nghiệp gắn với tạo tín chỉ carbon rừng: Về tiềm năng, vùng ưu tiên, khách hàng, cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư.

- Đảm bảo năng lực kỹ thuật trong toàn bộ quá trình thực hiê, đặc biệt là năng lực về xây dựng dự án, đo đạc, báo cáo và thẩm định.

- Đảm bảo minh bạch, công khai thông tin, dữ liệu phục vụ cho đo dạc, báo cáo và thẩm định, chia sẻ lợi ích, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho môi trường xã hội.

-Tối ưu hoá nguồn lực đầu tư, thông qua lồng ghép các chương trình dự án, đa dạng thị trường carbon, đảm bảo hiệu quả thực hiện…

Phát biểu kết luận buổi toạ đàm, TS Trần Đình Lý, gửi lời cảm ơn chân thành đến các diễn giả, đại biểu, đặc biệt là các phóng viên báo chí, các bạn trẻ đã có mặt ngày hôm nay. Tôi tin rằng sự háo hức, quan tâm có trách nhiệm của các bạn đối với chủ đề tọa đàm này phản ánh ý thức trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng ven biển.

Minh Yến
Ý kiến của bạn
Giá xăng dầu trong nước ngày mai được dự báo biến động trái chiều Giá xăng dầu trong nước ngày mai được dự báo biến động trái chiều

Trong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.