Thị trường trái phiếu tháng 9 sẽ ra sao?

Đầu tư và Tiếp thị
07:38 AM 01/09/2023

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/8, VN-Index tăng 10,89 điểm (0,9%) lên mốc 1224,05 điểm; HNX-Index tăng 1,79 điểm lên 249,75 điểm và UPCoM-Index tăng 0,64 điểm lên 93,32 điểm. Thanh khoản ghi nhận giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt xấp xỉ 20,000 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 330 tỷ đồng.

photo-1693496312091

Theo báo cáo, tính từ đầu tháng 8 cho đến ngày 24/8 vừa qua, có 13 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công với tổng giá trị phát hành đạt khoảng 12,770 tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành đạt hơn 100,000 tỷ đồng.

Tháng 9 là tháng cao điểm đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với giá trị khoảng 25,820 tỷ đồng. Xu hướng doanh nghiệp chủ động mua lại trái phiếu trước hạn dù đã chững lại trong tháng 8 vừa qua, tuy nhiên hoạt động đàm phán gia hạn, thay đổi điều khoản và điều kiện trái phiếu vẫn diễn ra tích cực.

Cụ thể, trong tháng 7 giá trị được mua lại lên tới 27,200 tỷ đồng, nhưng tháng 8 chỉ là hơn 7,200 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc các doanh nghiệp đẩy mạnh đàm phán gia hạn trái phiếu với các trái chủ.

Tính đến ngày 23/8, 44 tổ chức phát hành đã đạt được thỏa thuận gia hạn thời hạn trái phiếu với trái chủ và có báo cáo chính thức lên HNX với tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn là hơn 58.803 tỷ đồng. Hoạt động này được đánh giá giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian để cơ cấu lại dòng tiền, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thị trường vẫn trong giai đoạn rủi ro

Ước tính tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp này vào khoảng 173,680 tỷ đồng, chiếm khoảng 15,9% dư nợ toàn thị trường. Đáng chú ý, phần lớn trong đó là những doanh nghiệp bất động sản khi nhóm này đang chiếm tới 13,2% dư nợ toàn hệ thống, trong khi tỷ trọng dư nợ của các nhóm khác chỉ là 2,7%.

Bên cạnh các yếu tố tác động chung của môi trường kinh doanh thì những tổ chức phát hành rơi vào tình trạng trên đều có những đặc điểm chính về chất lượng tín dụng yếu trong một thời gian dài trước khi vi phạm nghĩa vụ nợ. Điển hình như đòn bẩy nợ cao, dòng tiền trả nợ yếu, dòng vốn bị tồn đọng ở các khoản phải thu và đầu tư tài chính dài hạn,...

Chuyên gia này đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay rằng cần chủ động đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ theo điều kiện mới; hoặc tìm đến các đơn vị có chức năng tư vấn, hỗ trợ nếu cần thiết.

"Song song với đó, nhà đầu tư cũng có thể chủ động tham gia hỗ trợ doanh nghiệp cùng tìm kiếm giải pháp có lợi cho cả đôi bên".

Liệu thị trường chứng khoán có bị tác động?

Nhìn chung, các vấn đề của thị trường thị trường trái phiếu đã không còn được coi là sự kiện "xấu" trong năm nay do nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị từ trước, các tác động về mặt tâm lý được giảm thiểu tối đa và sẽ không gây ra các cú shock như trong năm 2022.

photo-1693496313659

Trên thực tế, một số sự kiện chậm trả lãi và gốc đã diễn ra từ cuối 2022 đến nay với quy mô không nhỏ nhưng tác động lên thị trường chung là không đáng kể. Dù vậy, các tác động về mặt dòng tiền, sự ổn định vĩ mô vẫn rất đáng chú ý nếu xảy ra sự đổ vỡ lớn và có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng...

Bên cạnh đó, một số yếu tố hỗ trợ khác cũng đã xuất hiện và tác động tích cực lên thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung và ngành bất động sản nói riêng như: i) doanh nghiệp dễ đàm phán với trái chủ hơn nhờ các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ; ii) Các chính sách hỗ trợ thị trường Trái phiếu doanh nghiệp được ban hành ở Nghị định 08 và thông tư 02,03; iii) Mặt bằng lãi suất giảm (dù có độ trễ), giúp phần nào giảm áp lực trả lãi vay từ đó hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Dù hiện tại chưa nhìn thấy rủi ro xuất hiện 1 cú shock lớn nào ở thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tác động mạnh đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, sự ổn định vĩ mô, cũng như thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, với quy mô đáo hạn lớn và việc mất khả năng thanh toán đang dần được bộc lộ rõ nét, nợ xấu ngân hàng được dự báo tiếp tục gia tăng, gây áp lực lên chi phí dự phòng, lợi nhuận ngành ngân hàng, mặt bằng lãi suất cho vay và qua đó tác động tiêu cực kiềm hãm đà hồi phục của thị trường chứng khoán.

Từ những sự kiện lớn trong quá khứ đã diễn ra yếu tố này, tiếp tục tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư trong nước, đặc biệt trong bối cảnh cao điểm đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp diễn ra từ tháng 6 - tháng 9 năm nay.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Khép lại phiên giao dịch ngày 31/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty PGT SOLUTIONS chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, PGT SOLUTIONS đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT.

Năm 2023, PGT Holdings tiếp tục tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống và đẩy mạnh các cơ hội hợp tác trong nước cũng như quốc tế./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

PV
Ý kiến của bạn
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách

Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.