Thị trường trái phiếu xanh đang “chờ cú hích mới”

Đầu tư và Tiếp thị
08:52 AM 23/01/2025

Kết thúc phiên giao dịch 22/1, VN-Index giảm 3,56 điểm (0,29%), về mức 1242,53 điểm; HNX-Index giảm 1,01 điểm (0,46%), về mức 220,67 điểm. Thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán là 422 mã giảm và mua với 286 mã tăng.

Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 400 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 9,3 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 39,2 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 610 tỷ đồng.

Thị trường trái phiếu xanh đang “chờ cú hích mới”- Ảnh 1.

Với kết quả của năm 2024 thì trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững năm 2025 hứa hẹn tăng trưởng bùng nổ, nhất là khi thị trường trái phiếu xanh đang chờ cú hích mới.

Trong năm 2024, trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững đang lưu hành của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước lấy lại đà tăng trưởng.

Tổng giá trị trái phiếu xanh và bền vững phát hành mới trong năm đạt gần 10,000 tỷ đồng. Các tổ chức phát hành thành công đến từ các ngân hàng thương mại như: BIDV (3,000 tỷ đồng), HDBank (3,000 tỷ đồng) và Vietcombank (2,000 tỷ đồng) cùng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo và các dự án phát triển.

Năm 2024, thị trường trái phiếu xanh có những bước phát triển đáng kể hơn so với những năm gần đây do nhiều ngân hàng thương mại đang cam kết mở rộng hoạt động cho vay xanh và bền vững trong chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, các công ty đi đầu về dịch chuyển sang năng lượng tái tạo và bền vững đang sử dụng các nguồn vốn tài trợ này để tạo sức bật tăng trưởng. Cùng với đó, tâm lý nhà đầu tư và thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp được cải thiện cũng thúc đẩy việc phát hành trái phiếu, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2024.

Các nhà đầu tư quốc tế tìm kiếm cơ hội để đa dạng hóa danh mục đầu tư và áp dụng các tiêu chí sàng lọc để giúp so sánh các khoản đầu tư trên toàn cầu. Đối với các khoản đầu tư xanh, họ thường xem xét các thông tin xác thực về mức độ xanh và bền vững của tổ chức phát hành, trong đó, có các khung trái phiếu xanh mà tổ chức phát hành áp dụng và các đánh giá độc lập khác về các tiêu chí xanh của tổ chức phát hành.

Bên cạnh các thuận lợi kể trên, những thách thức các tổ chức phát hành phải đối diện

Thực tế, so với trái phiếu thường, một số đặc điểm riêng biệt của trái phiếu xanh và bền vững là vốn thu được từ phát hành trái phiếu phải sử dụng cho các dự án, tài sản xanh và bền vững. Các công ty quản lý quỹ cũng đóng gói các tài sản xanh và bền vững này thành các sản phẩm quỹ đầu tư bền vững và phân phối cho các nhà đầu tư. Họ cần đảm bảo rằng các tài sản này đáp ứng tiêu chí xanh và bền vững của quỹ.

Các tổ chức phát hành và những thành viên thị trường trái phiếu phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý về hồ sơ pháp lý, công bố thông tin và phê duyệt theo quy định đối với cả trái phiếu thường và trái phiếu xanh.

Nhiều năm qua, các tổ chức phát hành trái phiếu xanh và bền vững áp dụng các tiêu chuẩn chung được sử dụng rộng rãi nhằm đạt tiêu chí xanh và bền vững của trái phiếu. Các tiêu chuẩn này bao gồm các nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội Thị trường Vốn quốc tế (ICMA) và các nguyên tắc trái phiếu xanh của ASEAN. Ngoài ra, nhiều nước, khu vực cũng ban hành quy chuẩn phân loại của riêng mình như: Liên minh Châu Âu (EU), Trung Quốc, Singapore…

Ở một số thị trường đang chứng kiến nhiều đợt phát hành trái phiếu xanh và bền vững hơn, các thị trường này thường không có quy chuẩn phân loại riêng và những thành viên tham gia thị trường thường áp dụng các nguyên tắc trái phiếu xanh của ICMA làm tiêu chuẩn áp dụng chung.

Trái phiếu xanh và bền vững được Chính phủ và các ngân hàng thương mại trên toàn cầu sử dụng rộng rãi nhằm đưa ra các nguyên tắc chính sẽ được áp dụng cho các đợt phát hành trái phiếu trong tương lai, cam kết thực hiện các quy trình và cơ chế để tuân thủ các nguyên tắc, cũng như công bố thường xuyên các thông số đo lường liên quan đến tiêu chí xanh.

Lợi thế cho những doanh nghiệp chọn "hướng đi xanh"

PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp bền vững, PGT Holdings luôn đánh giá cao tầm quan trọng của ESG (Environmental, Social, and Governance) trong quá trình chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần, doanh thu và khả năng giữ chân khách hàng lẫn đối tác. Việc phát triển sản phẩm xanh là nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp đồng thời là cơ hội "vàng" để doanh nghiệp tăng cường tính nhận dạng thương hiệu.

Thị trường trái phiếu xanh đang “chờ cú hích mới”- Ảnh 2.

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Thị trường trái phiếu xanh đang “chờ cú hích mới”- Ảnh 3.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Thị trường trái phiếu xanh đang “chờ cú hích mới”- Ảnh 4.

Đặc biệt, PGT Holdings đã và đang triển khai dự án "Ecomo: Công nghệ xanh giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường". Với mục tiêu luôn cung cấp các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải nguy hại.

Thị trường trái phiếu xanh đang “chờ cú hích mới”- Ảnh 5.

Công nghệ Ecomo hoạt động như một chất xúc tác giúp đốt cháy hiệu quả hơn, giảm lượng khí thải độc hại phát ra từ ống xả, tạo ra hiệu suất tương đương với lượng nhiên liệu sử dụng ít hơn. Có thể sử dụng cho các máy móc thiết bị trong lĩnh vực, thiết bị gia dụng, giao thông vận tải, xây dựng hạ tầng, khai thác… giúp giảm chi phí vận hành và góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của khí thải.

Bên cạnh đó, trong năm 2025 PGT Holdings tiếp tục phát huy điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 của doanh nghiệp đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/ xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng". Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp M&A phát triển bền vững, PGT Holdings đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, đặc biệt dành góp phần xúc tiến thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản. Khẳng định năng lực của PGT Holdings trong vai trò của một đơn vị cố vấn, kêu gọi nhà đầu tư và đồng hành cùng các doanh nghiệp uy tín của Nhật Bản, kết nối họ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp vào thị trường Việt Nam.

Khép lại phiên giao dịch ngày 22/1/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,900 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: ‏‏‏https‏‏://‏‏pgt‏‏-‏‏holdings‏‏.‏‏com

Facebook: ‏‏https‏‏://‏‏www‏‏.‏‏facebook‏‏.‏‏com‏‏/‏‏PGTHOLDINGS‏‏‏‏‏‏

‏‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam có 73.788 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023, cùng với gần 1,26 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.