Thị xã Gò Công (Tiền Giang): Phát triển bền vững theo cơ cấu kinh tế “Thương mại - Dịch vụ - Du lịch, Công nghiệp và Nông nghiệp”
Nhắc đến Gò Công, người dân trên cả nước sẽ nghĩ đến ngay vị Anh hùng dân tộc Trương Định với kỳ tích làm nên lịch sử “đám lá tối trời”, người mở đầu công cuộc kháng Pháp của Nam Kỳ đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết người anh hùng, năm ấy ông tròn 44 tuổi.…
Nhắc đến Gò Công, người dân trên cả nước sẽ nghĩ đến ngay vị Anh hùng dân tộc Trương Định với kỳ tích làm nên lịch sử “đám lá tối trời”, người mở đầu công cuộc kháng Pháp của Nam Kỳ đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết người anh hùng, năm ấy ông tròn 44 tuổi…
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Mai Văn Chính - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Nguyễn Văn Thể - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ trưởng Bộ này) cùng lãnh đạo 2 tỉnh Long An - Tiền Giang đến dự lễ khánh thành cầu Mỹ Lợi…
Gò Công là cái nôi của những đạo quân danh tiếng lẫy lừng do anh em Võ Tánh (ở ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, cách trung tâm thị xã chừng 1 km về phía Đông, người dân Gò Công có đền thờ Võ Tánh hay Võ Quốc Công Miếu), Võ Nhàn lãnh đạo rồi đến lãnh tụ Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Tri huyện Đỗ Trình Thoại...
Quốc công Phạm Ðăng Hưng, hào kiệt Lê Quang Liêm có công sáng lập trường Nữ Học sinh Áo tím (trường Gia Long sau này), nhà văn Hồ Biểu Chánh - người có công khai phá nền văn học quốc ngữ, Giám mục Việt Nam đầu tiên Nguyễn Bá Tòng, luật sư Vương Quang Nhường, nữ sĩ Manh Manh (Lê Thị Kim) - người mở đầu Thơ mới ở Nam Kỳ,…
Hiện nay Gò Công có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng,…
Ngày nay có dịp về với thị xã Gò Công, người dân trong và ngoài địa phương đều bày tỏ sự vui mừng trước sự phát triển không ngừng của thị xã Gò Công từ năm 2015 trở lại đây… Phố chợ sầm uất, đông đúc ở cả hai khu chợ cũ và chợ mới, nhiều tuyến đường mới được mở ra, khu dân cư xuất hiện khắp nơi, từ phường 1, 2, 3, 4, 5 đến cả các xã Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận,… Điều đó càng minh chứng thêm sự chung tay của chính quyền và nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại nhưng luôn gắn liền với thế mạnh vốn có ở địa phương, tính truyền thống có từ lâu đời ở đất Gò Công.
Ông Nguyễn Hữu Lợi - Tỉnh ủy viên - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị xã Gò Công.
Theo đó, từ năm 1987, khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng) ban hành quyết định công nhận Gò Công là thị xã Gò Công vào ngày 16/02/1987, chính quyền và nhân dân thị xã Gò Công ra sức xây dựng quê hương theo cơ cấu kinh tế “Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp”, bắt tay vào việc chỉnh trang đô thị, tạo nên những nét đổi mới ở nhiều địa phương, hoạt động thương mại, dịch vụ được thuận lợi hơn. Các ngành công nghiệp được chú trọng, ngành điện tập trung ưu tiên cho sản xuất và phục vụ sinh hoạt. Các hợp tác xã thủ công nghiệp được khuyến khích, đã thu hút hàng trăm lao động. Sản xuất nông nghiệp đã phát huy hiệu quả chương trình “ngọt hoá Gò Công”, đưa đời sống kinh tế ở nông thôn ngày càng được cải thiện. Đến cuối năm 2000, kinh tế thị xã luôn ở mức tăng trưởng khá và ổn định, tạo tiền đề cho việc chuyển dịch theo hướng công nghiệp, hoá hiện đại hoá.
Lãnh đạo thị xã Gò Công túc trực thường xuyên phát “ATM gạo” miễn phí kèm trứng gà, khẩu trang,… cho người dân
có hoàn khó khăn ở thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây trong mùa dịch Covid-19.
Và những năm gần đây, có thể nói là từ năm 2015, thị xã Gò Công đã vươn mình ở tầm cao mới, khi thu hút hàng loạt đơn vị đầu tư có uy tín như: Công ty CP May Công Tiến, Việt Long Hưng, hệ thống siêu thị Coopmart, Bách hóa xanh, Thế giới di động,… Hình thành nhiều khu dân cư như: Trương Định (được gọi là khu dân cư Phú Mỹ Hưng) thuộc phường 5, xây dựng Khu dân cư Phúc Ngân, khu dân cư Phường 3 và là dự án tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho đô thị thị xã Gò Công…
Từ phải sang: Ông Trần Phạm Vĩnh An - Phó Chủ tịch UBND thị xã Gò Công và ông Huỳnh Tuấn Dũng - Chủ tịch UBND phường 2, thị xã Gò Công.
Vào ngày 29/8/2015, khi cầu Mỹ Lợi hình thành và đi vào hoạt động đã rút ngắn khoảng cách từ Gò Công đi TP. Hồ Chí Minh chỉ còn 60 km, điều này tạo nên vị thế cửa ngõ phía Đông cho thị xã. Với vị trí địa lý thuận lợi: cách TP. Mỹ Tho 30 km, kết nối với thị trấn Vàm Láng, khu du lịch biển Tân Thành bằng các tuyến đường 871, 862; thị xã Gò Công đóng vai trò là hạt nhân kinh tế - đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang (bao gồm: thị xã Gò Công, các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông)… Ngày khánh thành cầu Mỹ Lợi có sự tham dự của các ông Mai Văn Chính - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Nguyễn Văn Thể - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ: nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa,…
Có lẽ không thể không nhắc đến, riêng Gò Công có 3 Hoàng hậu là: Bà Đinh Thị Hạnh lấy vua Thiệu Trị, bà Phạm Thị Hằng (sau này gọi là Từ Dụ Thái hậu hay Từ Dũ) - con Thượng thư Phạm Đăng Hưng, Hoàng hậu Nam Phương lấy vua Bảo Đại sau này. Và theo “Địa bạ tỉnh Định Tường” viết từ thời Minh Mạng do ông Nguyễn Đình Đầu dịch và in năm 1994, phần lớn đất đai ở Gò Công (giáp Định Tường) do phụ nữ giữ quyền sở hữu. Điều đó chứng tỏ hồi xưa vai trò người phụ nữ thực sự nắm quyền sở hữu ruộng đất, quản trị kinh tế gia đình, là một nét đặc biệt trong vùng đất mới, xa Kinh đô… Có lần về gặp ông Nguyễn Hữu Lợi - Tỉnh ủy viên - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị xã Gò Công, chúng tôi thật sự cảm kích trước việc chăm sóc người mẹ già một cách chu đáo, kính cẩn,… Đi đám tiệc ở nhà người thân, họ hàng, gia đình,… là chính ông Nguyễn Hữu Lợi lái xe gắn máy chở mẹ đi.
Nói về sự phát triển của thị xã Gò Công ngày nay, ông Nguyễn Hữu Lợi - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị xã Gò Công cho biết: “Những gì mà chính quyền và nhân dân thị xã Gò Công đạt được, cũng nhờ vào đường lối chủ trương đúng đắn của lãnh đạo cấp trên, của thế hệ lãnh đạo đi trước để lại, chúng tôi dựa vào đó làm nền tảng để phát huy, xây dựng hoàn thiện, phát triển bền vững theo cơ cấu kinh tế “Thương mại - Dịch vụ - Du lịch, Công nghiệp và Nông nghiệp” vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”…”.
Cầu Mỹ Lợi nối liền Gò Công - Tiền Giang với Long An và TP.HCM.
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Vĩnh Trọng cho biết: “Cầu Mỹ Lợi nối liền kinh tế khu vực Gò Công, Tiền Giang với Long An và TP.HCM, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Tây, khu vực ĐBSCL, cầu Mỹ Lợi là niềm mơ ước bấy lâu nay của nhân dân địa phương hai tỉnh Long An, Tiền Giang nay đã thành hiện thực. Tôi rất vui…”.
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.