Thiếu canxi hay bị tụt canxi thì nên làm gì?

Sức khỏe
02:48 PM 07/02/2022

Canxi là một chất dinh dưỡng mà tất cả các sinh vật sống đều cần có để duy trì sự sống. Là khoáng chất trong cơ thể vô cùng quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là xương của bạn. Vậy, trong trường hợp cơ thể thiếu canxi hay bị tụt canxi thì nên làm gì?

Nội dung:
  • 1. Canxi đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?
  • 1.1. Canxi giúp chắc khỏe xương
  • 1.2. Điều chỉnh sự co cơ
  • 1.3. Hỗ trợ hệ tim mạch
  • 1.4. Là đồng yếu tố của các loại enzym
  • 1.5. Một số vai trò khác
  • 2. Tụt canxi là gì, có những triệu chứng như thế nào?
  • 2.1. Tụt canxi là gì?
  • 2.2. Các triệu chứng của tụt canxi
  • 2.3. Nguyên nhân gây tụt canxi
  • 2.4. Thiếu canxi hay bị tụt canxi thì nên làm gì?

1. Canxi đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?

1.1. Canxi giúp chắc khỏe xương

Khoảng 99% canxi trong cơ thể nằm trong xương và răng, cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng và duy trì xương.

Đối với một đứa trẻ đang trong quá trình lớn lên và trưởng thành, canxi giúp xương phát triển, tránh tình trạng còi xương ở trẻ. Đối với người đã trưởng thành, canxi tiếp tục duy trì xương và làm chậm quá trình mất mật độ xương - đây là một phần tự nhiên của quá trình lão hoá. Đặc biệt là đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh, giảm mật độ xương diễn ra nhanh hơn so với nam giới, có nguy cơ loãng xương cao hơn. Vì vậy, phụ nữ sau mãn kinh cần phải bổ sung canxi nhiều hơn cho cơ thể.

Thiếu canxi hay bị tụt canxi thì nên làm gì? - Ảnh 1.

Đối với người đã trưởng thành, canxi tiếp tục duy trì xương và làm chậm quá trình mất mật độ xương. (Ảnh: Internet)

1.2. Điều chỉnh sự co cơ

Canxi giúp điều chỉnh sự co cơ. Khi một dây thần kinh kích thích một cơ, cơ thể sẽ giải phóng canxi. Canxi sẽ giúp các protein trong cơ thể phản ứng co lại. Và ngược lại, khi canxi ra khỏi cơ thể, cơ sẽ giãn ra.

1.3. Hỗ trợ hệ tim mạch

Canxi đóng vai trò trong quá trình làm đông máu. Quá trình đông máu hết sức phức tạp và còn liên quan đến các chất hoá học khác và canxi.

Canxi còn có chức năng duy trì hoạt động của cơ tim, làm giãn cơ trơn bao quanh mạch máu. Ngoài ra, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc tiêu nhiều canxi có mối liên hệ với việc giảm huyết áp.

1.4. Là đồng yếu tố của các loại enzym

Nếu không có canxi, một số loại enzyme quan trọng trong cơ thể không thể hoạt động tốt và hiệu quả được.

1.5. Một số vai trò khác

Việc cung cấp đủ canxi còn giúp cơ thể:

Giảm nguy cơ phát triển các tình trạng liên quan đến huyết áp cao khi mang thai

Hạ huyết áp ở người trẻ tuổi

Cải thiện giá trị cholesterol

Giảm nguy cơ mắc bệnh u tuyến đại trực tràng- một loại khối u không phải ung thư.

Đọc thêm:

 - Móng tay giòn và dễ gãy: Dấu hiệu thiếu canxi, nguy cơ mắc bệnh loãng xương? 

- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa canxi cần khám ngay!

2. Tụt canxi là gì, có những triệu chứng như thế nào?

2.1. Tụt canxi là gì?

Tụt canxi hay còn được gọi là hạ canxi đường huyết. Là khi mà nồng độ axit huyết thanh trong máu thấp hơn bình thường. Có thể là 8,8 mg/ dl hoặc hàm lượng canxi ion hoá bão hoà trong máu thấp hơn mức 4,7 mg/ dl.

2.2. Các triệu chứng của tụt canxi

Tụt canxi giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng gì. Sau khi tình trạng bệnh phát triển hơn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các biểu hiện:

Co thắt cơ bắp hoặc cứng cơ bắp

Thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, yếu ớt, lo âu, trầm cảm và khó chịu

Dị ứng và cảm thấy bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân

Hay nhầm lẫn và có vấn đề về trí nhớ

Huyết áp bị hạ thấp

Gặp khó khăn khi nói hoặc nuốt

Sưng hoặc phù gai thị

Tình trạng bệnh có thể trở nặng hơn nếu bạn gặp phải các triệu chứng như:

Nhịp tim bị rối loạn

Co giật

Co thắt thanh quản

Suy tim sung huyết

Nếu tụt canxi không được chữa trị kịp thời mà cứ kéo dài thời gian bệnh sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn:

Biểu hiện bên ngoài là khô da, móng tay dễ gãy, chàm

Ảnh hưởng bên trong: Sỏi thận hoặc lắng đọng canxi ở vị trí khác của cơ thể, mất trí nhớ, đục thuỷ tinh thể,...

2.3. Nguyên nhân gây tụt canxi

Tụt canxi có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Ăn uống vô độ hoặc biếng ăn và một số rối loạn ăn uống khác

Tiếp xúc với thuỷ ngân

Tiêu thụ quá nhiều magie

Sử dụng thuốc nhuận tràng một thời gian dài

Sử dụng nhiều các thuộc về hoá trị liệu hoặc corticosteroid

Thiếu hormon cận tuyến giáp

Ăn quá nhiều protein hoặc natri

Một số bệnh ung thư

Tiêu thụ nhiều chất caffeine, soda hoặc rượu

Bị mắc một số bệnh như bệnh viêm ruột hoặc các bệnh có liên quan đến đường tiêu hoá, suy thận, viêm tuỵ

Đã có tiền sử phẫu thuật, cắt bỏ dạ dày

Thiếu vitamin D

Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt ở phụ nữ

Một số yếu tố di truyền

Cơ thể đào thải một số canxi qua mồ hôi, nước tiểu và phân. Thực phẩm và hoạt động khuyến khích chức năng này có thể làm giảm mức canxi trong cơ thể.

2.4. Thiếu canxi hay bị tụt canxi thì nên làm gì?

Dùng thuốc bổ sung canxi

Những người bị thiếu canxi nên được bổ sung canxi. Để bổ sung canxi cho cơ thể, bạn cần một sử dụng một liều lượng cụ thể, được sự chỉ định của bác sĩ. Các chất bổ sung canxi có thể là:

Canxi Cacbonat, chất này có chứa nhiều nguyên tử canxi nhất và giá thành không quá đắt

Canxi citrate, là một chất có chứa canxi cơ thể dễ hấp thụ nhất

Canxi photphat, là một chất dễ hấp thụ đồng thời không gây táo bón.

Thuốc bổ sung canxi có thể ở dạng lỏng, viên nang hoặc viên nén.

Sử dụng thực phẩm giàu canxi

Canxi có thể được bổ sung vào cơ thể qua các bữa ăn hằng ngày và chế độ ăn hợp lý. Những thực phẩm giàu canxi phải kể đến là phô mai, sữa chua, cá mòi, hạnh nhân, rau xanh, rau dền, sữa,...

Thiếu canxi hay bị tụt canxi thì nên làm gì? - Ảnh 2.

Người bị tụt canxi nên ăn những loại thực phẩm bổ trợ như sữa, trứng, phô mai... (Nguồn: Internet)

Sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào và dễ hấp thụ. Được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến. Với một cốc sữa 240ml có thể cung cấp 25% canxi cho cơ thể.

Rau dền là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp các folate tốt và rất nhiều khoáng chất khác như mangan, magie, phốt pho, sắt và có cả canxi. Mỗi cốc nước rau dền có thể cung cấp 21% canxi cùng với các vitamin A và C

Một số loại rau xanh khác như cải xanh, cải thìa, cải xoăn rất tốt cho sức khoẻ và có hàm lượng canxi cao.

Hạnh nhân là loại hạt có chứa hàm lượng canxi cao nhất trong các loại hạt. Ngoài ra còn cung cấp nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh, protein, magie, mangan và vitamin E.

Cá mòi: Cá mòi có chứa nhiều canxi do xương của chúng có thể ăn được. Loại cá này cũng có hàm lượng axit béo omega-3 cao và protein hỗ trợ cho não bộ, tim và da của bạn.

Sữa chua: Trong một cốc sữa chua có chứa tới 23% canxi. Bên cạnh đó, nó cũng rất giàu probiotics, một loại vi khuẩn có lợi do đường ruột, thúc đẩy khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường hấp thụ dinh dưỡng cũng như canxi của cơ thể.

Phô mai: Hầu như tất cả các loại phô mai đều cung cấp một lượng canxi rất lớn. Trong đó, phô mai parmesan có chứa nhiều canxi nhất. Loại canxi từ phô mai có thể được hấp thụ dễ dàng hơn so với các loại thực vật khác.

Bổ sung thêm vitamin D

Vitamin D có vai trò làm tăng tốc độ hấp thụ canxi vào máu của bạn. Để tăng hàm lượng canxi, bạn có thể sử dụng thêm các sản giàu vitamin D như cá béo: cá hồi, cá ngừ, nước cam, sữa bổ sung vi chất, nấm, trứng. Ngoài các thực phẩm cung cấp vitamin D thì nguồn vitamin D lớn có thể nhận được từ ánh sáng mặt trời. Vì vậy, bạn có thể tiếp xúc nhiều hơn với ánh mặt trời, đặc biệt là ánh mặt trời vào những buổi sáng sớm.

Thay đổi lối sống

Bạn cần có một lối sống lành mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể, tập thể dục thường xuyên, hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia để việc hấp thụ canxi hay các chất dinh dưỡng được tốt hơn.

Gặp bác sĩ

Trong trường hợp bệnh đã kéo dài và trở nặng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời.

Tụt canxi máu ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nó có thể dẫn đến tình trạng kém phát triển về chiều cao, suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em và ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, chức năng vận động của mọi người và gây loãng xương ở những người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh. Để hạn chế tình trạng tụt canxi bạn cần cung cấp đủ canxi từ các thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, uống thuốc bổ sung canxi và tập luyện thể dục cũng như có lối sống tốt hơn để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo:

1. Top 15 Calcium-Rich Foods (Many Are Nondairy) 

2. Benefits and sources of calcium 


  Phạm Trang
Ý kiến của bạn