Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Những vấn đề liên quan đến khó thở

Tư vấn kiến thức
03:40 PM 03/01/2022

Khi vận động mạnh hay tập thể dục bạn có thể cảm thấy khó thở. Tuy nhiên, đôi khi bị khó thở cũng là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?

Nội dung:
  • 1. Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở
  • 2.1. Khó thở do cảm lạnh hoặc cảm cúm
  • 2.2. Khó thở do lo lắng
  • 2.3. Khó thở do hen suyễn
  • 2.4. Khó thở sau khi ăn
  • 2.5. Khó thở do ít vận động hoặc béo phì
  • 2.6. Khó thở do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • 2.7. Khó thở do khí phế thũng
  • 2.8. Khó thở do sốc phản vệ
  • 2.9. Khó thở do bệnh tim
  • 3. Chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở
  • 4. Điều trị tình trạng khó thở 

1. Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?

Nhiều người thắc mắc thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Khó thở là tình trạng bạn cảm thấy hụt hơi, gặp khó khăn trong việc hít thở hoặc cảm giác như thể mình không nhận đủ oxy.

Bạn có thể thường xuyên cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hoặc khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bị khó thở đột ngột có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó thở, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe bởi khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan.

Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Những vấn đề liên quan đến khó thở - Ảnh 1.

Khó thở không phải là bệnh, nhưng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim, phổi,... (Ảnh: Internet)

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở

Đến đây, chắc hẳn bạn đã phần nào được giải đáp thắc mắc thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở ví dụ như vận động mạnh, tập thể dục,... Ngoài ra, khó thở cũng là do một số bệnh lý cơ thể mắc phải như viêm phổi, tim mạch, hen suyễn,... Tìm ra nguyên nhân gây khó thở sẽ giúp bạn có được phương pháp điều trị tốt nhất và kịp thời.

2.1. Khó thở do cảm lạnh hoặc cảm cúm

Những người bị cảm lạnh thông thường hoặc cúm có thể bị khó thở. Những căn bệnh này gây ra các triệu chứng sau, có thể làm cho việc thở khó khăn hơn:

- nghẹt mũi

- đau họng

- viêm đường hô hấp

- viêm xoang

- chất nhầy dư thừa trong đường hô hấp

Cảm lạnh hoặc cúm là nguyên nhân gây khó thở, tuy nhiên tình trạng này cũng như các triệu chứng đi kèm sẽ biến mất khi bệnh thuyên giảm.

2.2. Khó thở do lo lắng

Lo lắng có thể gây ra thở gấp hoặc khó thở. Hơi thở của bạn sẽ trở lại bình thường khi sự lo lắng giảm bớt.

2.3. Khó thở do hen suyễn

Khi bị khó thở, nhiều người có thể nghĩ đây là một căn bệnh. Tuy nhiên, khó thở không phải là một bệnh lý mà có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn. Hen suyễn là một bệnh mãn tính khiến viêm đường thở. 

Cũng như các căn bệnh mãn tính khác, hen suyễn sẽ bùng phát theo thời gian do các yếu tố kích thích như tập thể dục, hút thuốc hoặc các chất gây dị ứng.

Các triệu chứng hen suyễn phổ biến bao gồm:

- thở khò khè

- ho mãn tính

- tức ngực

- khó ngủ do ho hoặc thở khò khè

2.4. Khó thở sau khi ăn

Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn cảm thấy khó thở sau khi ăn. Ví dụ, đối với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) sẽ có thể thấy khó thở sau khi ăn do thức ăn bị đẩy lên cơ hoành và khiến người bệnh khó thở sâu.

Trào ngược dạ dày cũng có thể gây khó thở vì axit trong dạ dày hoạt động theo đường lên thực quản và kích thích niêm mạc, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Trào ngược dạ dày cũng có thể gây ho mãn tính.

2.5. Khó thở do ít vận động hoặc béo phì

Người bị béo phì hay không tập thể dục thường xuyên cũng có thể bị khó thở. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tập thể dục thường xuyên và tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh.

2.6. Khó thở do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

COPD là thuật ngữ mô tả một số rối loạn phổi, bao gồm hen suyễn mãn tính, khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Các triệu chứng COPD có thể trầm trọng hơn vào ban đêm do những thay đổi trong cách thở khi ngủ.

Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Những vấn đề liên quan đến khó thở - Ảnh 2.

Các triệu chứng COPD có thể trầm trọng hơn vào ban đêm do những thay đổi trong cách thở khi ngủ. (Ảnh: Internet)

COPD có thể gây ra một loạt các triệu chứng, chẳng hạn như:

- hụt hơi

- đau ngực

- ho khan

- mệt mỏi, do giảm oxy trong máu

Đọc thêm:

 - Không khí lạnh tăng cường và chứng khó thở khi trời lạnh: Làm sao để đối phó?

- Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải làm sao?

2.7. Khó thở do khí phế thũng

Khí phế thũng là một trong những bệnh thuộc nhóm COPD.

Khí phế thũng làm mỏng và phá hủy các phế nang, hoặc túi khí trong phổi. Việc hít phải khói thuốc lá là một nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này.

Các triệu chứng chính của khí phế thũng bao gồm:

- ho khan

- tăng đờm

- khó thở

2.8. Khó thở do sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Đây là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:

- khó thở

- nôn mửa

- khàn tiếng

- đau bụng

- chóng mặt

- tim đập loạn nhịp

- buồn nôn

2.9. Khó thở do bệnh tim

Khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến của cơn đau tim. Do đó, nếu gặp phải triệu chứng này bạn cũng nên chú ý đến các triệu chứng khác xảy ra, bao gồm:

- khó chịu ở ngực

- khó thở

- khó chịu ở lưng, hàm, cổ, bụng hoặc một hoặc cả hai cánh tay

- cảm giác lâng lâng

- đổ mồ hôi lạnh

- buồn nôn

3. Chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở. Nếu cảm thấy bị khó thở không rõ lý do bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

Khi đến khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng khác mà bạn đang gặp phải. Trong một số trường hợp, điều này có thể đủ để bác sĩ xác định nguyên nhân.

Trong các trường hợp khác, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để giúp chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở như kiểm tra dị ứng, chụp X-quang ngực, xét nghiệm phổi, chụp CT, ...

4. Điều trị tình trạng khó thở 

Nguyên nhân của tình trạng khó thở sẽ quyết định cách điều trị. Một số phương pháp điều trị phổ biến có thể bao gồm:

- dùng thuốc

- dùng thuốc hít hen suyễn

- ăn nhiều bữa nhỏ để tránh trào ngược dạ dày

- sử dụng máy tiêm epinephrine tự động (EpiPen) để điều trị sốc phản vệ

- ăn nhiều bữa nhỏ để chống trào ngược dạ dày và COPD

- sử dụng thuốc kháng axit điều trị trào ngược dạ dày

Trong một số trường hợp, người bị khó thở có thể cải thiện nhịp thở bằng cách áp dụng các bài tập thở để tăng dung tích phổi.

Khó thở có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy nếu gặp phải tình trạng này thường xuyên bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo:

1. Why Am I Having Trouble Breathing?

2. What causes difficulty breathing? 

3. Breathing Problems  

Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Những vấn đề liên quan đến khó thở - Ảnh 4.

Phạm Trang
Ý kiến của bạn