Thọ Xuân - Thanh Hóa: Nguồn cảm hứng và bài học sáng tạo
Trong câu chuyện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVI, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2020- 2025, anh Hoàng Văn Đồng - Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân vừa pha trà vừa vào câu chuyện và “nó” trúng luôn cái ý cốt lõi mà chúng tôi quan tâm.
Trong những năm qua, huyện Thọ Xuân luôn tranh thủ thời cơ, vận hội mới, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế nhanh bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa về phát triển kinh tế - xã hội.
Ở tỉnh Thanh Hóa, có lẽ ít có vùng đất nào mà khát vọng thịnh vượng, sáng tạo, đổi mới luôn cháy bỏng như huyện Thọ Xuân. Thọ Xuân tiên phong, Thọ Xuân vượt qua khó khăn thách thức. Và là một trong số huyện về đích NTM đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa, trở thành nguồn cảm hứng và bài học kinh nghiệm cho các huyện thị khác trên địa bàn tỉnh, về sáng kiến cải cách hành chính, cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông các điểm nghẽn tăng trưởng, huy động các nguồn lực cho phát triển. Khát vọng, cách làm của Thọ Xuân sẽ thổi bùng những khát vọng phát triển cho các huyện thị khác trong địa bàn toàn tỉnh.
Chủ tịch huyện chia sẻ: Tôi mới được phân công về nhận nhiệm vụ, nhưng tôi cảm nhận sâu sắc về những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ qua là rất đáng tự hào và có ý nghĩa quan trọng, thế và lực của huyện ngày càng được nâng cao, khẳng định được vị trí, vai trò trung tâm động lực phát triển chung của tỉnh; niềm tin, sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân được cũng cố và tăng cường. Đó là tiền đề, động lực to lớn, tạo sức bật, đà tiến lên để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện tiếp tục quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo.
Cùng với đổi mới trong lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị, Thọ Xuân cũng là huyện tiên phong thực hiện đổi mới thể chế để phát triển kinh tế. Điển hình thành việc lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư để tạo sự đột phá về hạ tầng. Thọ Xuân lại có Cảng hàng không đã được quy hoạch và nâng cấp thành Cảng hàng không quốc tế. Kinh tế đã và đang phát triển bền vững, để nuôi dưỡng đời sống tinh thần, mạch nguồn cảm xúc cho mỗi người dân. Đây là bức tranh của một NTM, nơi cuộc đời của người nông dân đang đổi thay từng ngày.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện lần thứ XXVI trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 29/30 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội đề ra, nổi bật là: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 15,8%, vượt mục tiêu Đại hội; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; năng lực, quy mô sản xuất ngày càng tăng. Đặc biệt, phong trào xây dựng NTM là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước với 19 tiêu chí đã được thiết kế rành mạch theo từng tiêu chí chuẩn mà tiêu chuẩn nào cũng đều có dự trù biện pháp khả thi để thực hiện, đều hàm chứa tinh thần lan tỏa nhằm xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng làng xã, trên hành trình đi đến ấm no, hạnh phúc.
Những kết quả đạt được
Là huyện về kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; năng lực và quy mô sản xuất ngày càng tăng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ước đạt 15,8%, vượt mục tiêu Đại hội (15,6%); trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 1,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 17,4%... Tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 20.338 tỷ đồng, gấp 2,1 lần năm 2015; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 45 triệu đồng/người, gấp 1,5 lần năm 2015.
Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng vào sản xuất; cơ giới hóa, thủy lợi hóa được đẩy mạnh; năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất được nâng lên. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có hiệu quả kinh tế cao.…
Môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư. Huyện đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, nhất là các công trình dự án trọng điểm của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm ước đạt hơn 23.000 tỷ đồng, gấp 1,7 lần giai đoạn 2011-2015. Thu hút 72 dụ án đầu tư của các doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 7.346 tỷ đồng, quy mô diện tích 1.059 ha.
Nhìn tổng thể, Thọ Xuân là miền đất có nhiều lợi thế. Thọ Xuân được tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong các trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, được quy hoạch trở thành thị xã vào năm 2030; Cảng hàng không Thọ Xuân được quy hoạch và nâng cấp thành Cảng hàng không quốc tế; Khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng đang từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng để thu hút các dự án đầu tư, một số công trình, dự án trọng điểm, nhất là các tuyến giao thông lớn, có tính kết nối, lan tỏa mạnh mẽ đã và đang được đầu tư xây dựng.
Có thể nói, trong nhiệm kỳ qua Thọ Xuân liên tục đổi mới, không ngừng sáng tạo từ phương thức lãnh đạo, tổ chức, bộ máy đã đem lại cho Thọ Xuân những kết quả vượt trội về hạ tầng, về tư duy, về con người. Đó là, đứng vững trong tốp các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao. Với tư duy đột phá được bắt đầu và gắn kết với công tác quy hoạch, xây dựng đô thị, Thọ Xuân tăng cường xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư lớn, có tiềm lực đầu tư vào khu công nghiệp, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng với định hướng hình thành khu công nghệ cao của tỉnh, ưu tiên kêu gọi các dự án sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, sản xuất thiết bị y tế, thiết bị viễn thông, cơ khí chính xác. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành cấp tỉnh và nhà đầu tư sớm hoàn thiện quy hoạch để triển khai dự án khu phức hợp dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao Thọ Xuân.
Định hướng chiến lược là đẩy mạnh dịch vụ, du lịch; thương mại, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm dịch vụ - du lịch - thương mại hiện đại, lớn trong tỉnh. Đẩy mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: Du lịch lịch sử - văn hóa, tâm linh; du lịch sinh thái, cộng đồng; du lịch lữ hành… Khu du lịch sinh thái Lam Kinh, Khu du lịch sinh thái hồ Mau Sủi, Resort Sao Mai - An Giang, Công viên tre luồng Thanh Tam… là điểm đến hấp dẫn của khách quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân chia sẻ: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng; tranh thủ thời cơ, vận hội mới; đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo cấu trúc hai vành đai phát triển, ba vùng kinh tế động lực và bốn trụ cột tăng trưởng. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội và đời sống nhân dân, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.
Điều đó khẳng định tư duy, cách làm, tầm nhìn của Thọ Xuân trong thời kỳ chuyển từ khai thác các tiềm năng tĩnh sang thời kỳ tiềm năng động là sáng tạo; đây cũng chính là một sự đổi thay, kiến tạo, khai phóng về thể chế, mô hình, tạo ra một "cú huých" mới để huyện Thọ Xuân cất cánh.
Triều Nguyệt - Yến HoàngTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.