Thời điểm “vàng” cho người mua nhà hậu COVID-19
Một yếu tố quan trọng hậu thuẫn cho đà phục hồi của thị trường bất động sản đến từ môi trường lãi suất thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ qua. Hiện tại, nhiều ngân hàng đã tung ra những gói lãi suất ưu đãi chưa từng có, thậm chí chưa tới 6% cho các khoản vay mua nhà có giấy chủ quyền.
Nhu cầu bất động sản tăng bất chấp dịch bệnh
Sau khi kết hôn, vợ chồng chị Hoàng Anh (Láng Hạ, Hà Nội) quyết định ra ở riêng. Dù đi làm cần mẫn suốt nhiều năm và tiết kiệm được một khoản tiền nhưng vợ chồng chị vẫn quyết định thuê nhà vì giá chung cư tại Hà Nội quá cao so với thu nhập của hai vợ chồng. Chi phí thuê nhà mỗi tháng khoảng 8 triệu đồng, cộng với các chi phí khác như phí chung cư, tiền điện, nước… trung bình mỗi tháng, gia đình chị Hoàng Anh tiêu tốn khoảng 10 triệu đồng cho chỗ ở.
Lựa chọn căn hộ thuê ở phân khúc khá cao, song cứ sau một thời gian ngắn, hai vợ chồng chị lại phải chuyển nhà khi vướng phải vô vàn khó khăn như chủ nhà quá kỹ tính, bất ngờ tăng giá thuê, hay đòi nhà sớm để bán hoặc thậm chí cho người thân ở. Mặt khác, quan điểm "an cư lạc nghiệp" cũng khiến chị Hoàng Anh luôn canh cánh trong lòng về việc sở hữu một căn nhà tại Hà Nội để cuộc sống mới ổn định, công việc mới xuôi chèo mát mái.
Trường hợp của chị Hoàng Anh không phải cá biệt. Hầu như gia đình trẻ nào ở các thành phố lớn cũng đều khao khát sở hữu một căn nhà, song đó là điều không dễ dàng bởi họ chưa có nhiều tích lũy trong khi giá nhà đất ngày càng trở nên đắt đỏ, nhất là tại Hà Nội và TP.HCM.
Báo cáo đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội ghi nhận trong quý 3/2021, nguồn cung ở Hà Nội tiếp tục nằm ở mức thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước, trong đó chủ yếu là sản phẩm chung cư. Tuy nhiên, giá bất động sản không giảm, thậm chí giá đất nền tại một số dự án vẫn tăng cao.
Đại diện của công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam nhìn nhận, dù kinh tế khó khăn do dịch COVID-19 thì nhu cầu nhà ở vẫn cao. Càng trong dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn. Bên cạnh đó, với những nhà đầu tư chuyên nghiệp hay người dân có thu nhập cao, khi đại dịch xảy ra, dòng vốn không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng nên họ có xu hướng rót tiền vào bất động sản vốn luôn được đánh giá là an toàn, bền vững trong lâu dài.
Đồng tình với quan điểm của CBRE, Savills Việt Nam cho rằng sự xuất hiện của dịch COVID-19 không những không làm giảm nhu cầu vào bất động sản, mà chỉ như một chiếc "lò xo bị nén", sẵn sàng bật mạnh khi các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường.
Báo cáo của Savills Việt Nam ghi nhận phân khúc nhà liền thổ, biệt thự, nhà phố, nguồn cung sơ cấp trong nửa đầu năm 2021 ghi nhận cả nguồn cung vào giao dịch giảm một nửa so với cùng kỳ. Mặc dù giao dịch giảm, giá bán tại thị trường thứ cấp này lại có mức tăng giá mạnh, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy dù dịch bệnh và không có giao dịch nhưng giá nhà, đất không giảm khi thị trường đang hình thành một mặt bằng giá mới với các dự án bất động sản đủ các cơ sở pháp lý.
Thời cơ "vàng" cho người mua nhà
Dù giá bất động sản không giảm nhưng vẫn có yếu tố hậu thuẫn cho người mua nhà, đó là môi trường lãi suất thấp nhất trong 15 năm qua. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng tiếp tục giảm trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm, tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch.
Điều này tác động đáng kể đến nhu cầu mua nhà của người dân. Theo tổ chức nghiên cứu thị trường, khoảng 50% người mua nhà có nhu cầu vay ngân hàng. Người mua nhà đang ngày càng chủ động tìm kiếm các dự án có liên kết với ngân hàng, cho phép vay vốn lên đến 70-80% giá trị căn hộ trong khoảng thời gian dài để giảm bớt nỗi lo về tài chính.
Đánh giá nhu cầu cho vay mua nhà đang ở mức cao và sẽ sớm bùng nổ trở lại khi tình hình dịch bệnh ổn định, nhiều ngân hàng đã tung ra những gói lãi suất ưu đãi. Đặc biệt, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) vừa triển khai chương trình ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,9% cùng nhiều đặc quyền khác dành cho khách hàng vay mua bất động sản có giấy chủ quyền. Chương trình sẽ kéo dài đến ngày 31/12/2021.
Theo đó, khách hàng sẽ được vay đến 80% giá trị tài sản đảm bảo, hạn mức giải ngân lên đến 20 tỷ đồng và thời hạn vay kéo dài đến 25 năm. Khách hàng cũng được hưởng ân hạn nợ gốc 12 tháng, có nghĩa trong năm đầu tiên, khách hàng sẽ không phải thanh toán nợ gốc cho ngân hàng mà chỉ cần thanh toán phần lãi.
Trong trường hợp của vợ chồng chị Hoàng Anh, thay vì phải thanh toán tiền thuê nhà ở mức 8 triệu/tháng, anh chị đã quyết định chọn mua căn chung cư trả góp qua ngân hàng với mức thanh toán là 12 triệu/tháng trong năm đầu tiên (giá trị căn chung cư anh chị chọn mua là 2 tỷ đồng cho căn hộ hai phòng ngủ, rất phù hợp cho vợ chồng trẻ và con nhỏ). Sau thời gian ưu đãi, chị Hoàng Anh sẽ cần phải tính toán chi tiêu căn cơ hơn để thanh toán số tiền trả góp, khoảng 18 triệu/tháng, bù lại, tương lai sở hữu 1 căn nhà riêng của hai vợ chồng đang từng bước thành hiện thực, không còn cảnh nơm nớp lo tìm nhà thuê và phải chuyển nhà bất ngờ nữa.
Đặc biệt, thấu hiểu khó khăn của khách hàng trong đại dịch, VPBank chấp nhận nhiều nguồn thu khác nhau để khách hàng chứng minh khả năng thanh toán như lương, thu nhập từ hoạt động hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp do khách hàng làm chủ và một số nguồn thu khác đảm bảo tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, với việc đẩy nhanh quá trình số hóa, thủ tục phê duyệt và giải ngân khoản vay ở VPBank cũng đã được rút ngắn một cách đáng kể, chỉ còn trong vòng 1 ngày.
"Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội, khách hàng sẽ gặp khó khăn nhất định về điều kiện để mua và vay vốn mua bất động sản. Cùng với ưu đãi về lãi suất, đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm của VPBank sẽ hỗ trợ đầy đủ thông tin, thủ tục pháp lý liên quan đến hồ sơ vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu", đại diện VPBank chia sẻ thêm.
Ngọc MỹBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.