Thời trang nhanh và những nguy cơ đối với môi trường
Theo LHQ thời trang là ngành đứng thứ 2 về mức độ gây ô nhiễm đến môi trường, chỉ đứng sau dầu mỏ và chiếm từ 8 - 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại.
Cách mà thời trang nhanh (fast fashion) vận hành
(Ảnh mình họa. Nguồn: internet)
Thời trang nhanh là một mô hình kinh doanh thúc đẩy việc sản xuất nhanh chóng các quần áo giá rẻ để đáp ứng xu hướng thời trang mới nhất. Vào những năm 1970, khi thời trang đã phủ kín hầu hết khắp mọi nơi, con người đã dần thích nghi với nhiều mẫu mã hơn. Nắm bắt được nhu cầu này của người tiêu dùng, các hàng may mặc bình dân đã nhanh chóng nghĩ ra ý tưởng fast fashion nhằm đáp ứng kịp thời được lượng tiêu thụ hàng hóa cho khách hàng. Sự trỗi dậy nhanh chóng và thành công của các thương hiệu mang tới quảng đại quần chúng các loại quần áo giá rẻ nhưng thời thượng đã dẫn tới một sự thay đổi lớn trong hành vi người tiêu dùng.
Quy trình vận hành của làng thời trang đi từ nguồn cảm hứng ra đến sản phẩm là những chiếc quần, chiếc áo các bạn sở hữu. Các chuyên gia xu hướng sẽ đưa ra những bảng màu, những phong cách dự đoán tạo ra mốt trong thời gian tới. Từ đó các nhà thiết kế sẽ vẽ lại trên giấy, tìm kiếm vải và thu mua nguyên liệu sản xuất. Khi đã có đủ những thứ cần cho 1 món đồ thời trang, nhà thiết kế sẽ tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh và trình làng qua những buổi biểu diễn, buổi quảng bá sản phẩm. Và đây chính là "miếng mỡ" béo bở để các hãng bình dân lấy làm cảm hứng và thiết kế ra những sản phẩm mang tên "bản dupe", bắt trend của những thương hiệu nổi tiếng này. Các nhãn hàng thời trang nhanh này đã rút ngắn quy trình sản xuất bằng mọi cách để làm sao chỉ mất 2 tuần từ khi đụng bút thiết kế đến khi món quần áo đó được trưng bày ở các cửa hàng.
Những con số biết nói
(Ảnh mình họa. Nguồn: internet)
Theo số liệu thống kê, Fast Fashion thải ra không khí khoảng 1.2 tỉ tấn CO2 mỗi năm.
Toàn thế giới đang tiêu thụ số lượng áo quần tăng 400% so với hai thập kỷ trước.
Ngành thời trang thế giới đã sản xuất ra 52 xu hướng thời trang tương ứng với 52 mùa trong một năm. Trong khi đó một năm chỉ có 4 mùa.
Lượng khí thải cacbon của ngành thời trang chiếm 10% lượng khí thải cacbon được tính chung cho các ngành còn lại. Cần đến 2.700 lít nước để sản xuât một chiếc áo thun và 7.000 lít nước để tạo ra một cái quần jeans.
Ngành công nghiệp thời trang sử dụng tới 93 tỉ mét khối nước trong một năm.
Những con số trên chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Môi trường sống đang bị bào mòn bởi lối mua sắm hoang phí, không có điểm dừng mà các nhà mốt thời trang nhanh hướng đến.
Nhiều ý kiến cho rằng, ngành sản xuất thời trang sản xuất thời trang tạo ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường..., tuy nhiên, nếu nhìn ở 1 góc độ khác, những người tiêu dùng cũng không hề vô can trong vấn đề này.
Vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để vừa có thời trang rẻ vừa bảo vệ môi trường?
Một phương án rất đơn giản đó là mỗi chúng ta hay mua sắm những món đồ thời trang có tính ứng dụng cao, mặc được càng nhiều lần càng tốt; hạn chế tối đa những sản phẩm thời trang dùng 1-2 lần rồi bỏ.
Để làm được điều này, hãy nhớ 3 quy tắc sau: chỉ mua những món đồ vừa vặn với bản thân, món đồ đó phải phối được với nhiều loại quần áo trong tủ bạn đang có và món đồ đó dễ mặc, dễ giặt và dễ sử dụng.
Thu UyênTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.