Thu hồi khẩn cấp sản phẩm nước rửa tay giả Daily Shield

Tiếp thị
07:51 AM 24/10/2020

Sau khi phát hiện sản phẩm nước rửa tay trong danh sách được phê duyệt đã bị làm giả, Bộ Y tế Canada ngay lập tức đưa ra thông báo thu hồi.

Sản phẩm nước rửa tay giả Daily Shield bị thu hồi khẩn cấp

Cơ quan này cho biết, việc thu hồi áp dụng cho nước rửa tay làm giả thương hiệu Daily Shield, đã được bán tại một cửa hàng Dollarama ở Thunder Bay, Ont. và có thể đã được bán tại các cửa hàng trên khắp Canada.

Cơ quan chức năng cho biết, sản phẩm giả mạo nước rửa tay Daily Shield được sản xuất với công thức không xác định, có thể không hiệu quả trong việc diệt vi khuẩn và vi rút. Sản phẩm giả bị nghi ngờ có chứa methanol, một chất không được phép sử dụng trong nước rửa tay ở Canada và có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm phản ứng phụ hoặc tử vong khi nuốt phải.

Thu hồi khẩn cấp sản phẩm nước rửa tay giả Daily Shield - Ảnh 1.

Sản phẩm nước rửa tay Daily Shield có trong danh sách đáp ứng đủ yêu cầu phòng chống Covid-19 đã bị làm giả.

Trong thông báo thu hồi nêu rõ: Các sản phẩm giả có thể chứa những thành phần không được liệt kê trên nhãn, chất phụ gia nguy hiểm hoặc chất gây ô nhiễm khác. Ngoài ra, chúng có thể không chứa các thành phần có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và virus mà chúng cần phải có.

Để đảm bảo rằng sản phẩm Daily Shield có công thức không xác định là phiên bản giả mạo, Bộ Y tế Canada đã làm việc với Bio Life Sciences Corp. - Công ty sản xuất sản phẩm chính hãng đã được phê duyệt. Và khẳng định, sản phẩm nước rửa tay Daily Shield có trong danh sách đáp ứng đủ yêu cầu phòng chống Covid-19 đã bị làm giả.

Bộ Y tế Canada cho biết họ đã liên hệ với nhà phân phối nước rửa tay giả và hướng dẫn họ thu hồi sản phẩm. Dollarama cũng đã đồng ý ngừng bán nước rửa tay Daily Shield tại các cửa hàng của mình trên khắp Canada trong khi Bộ Y tế tiếp tục điều tra kỹ hơn về vấn đề này.

Để giúp khách hàng không bị mua phải hàng giả, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm thật như sau: Cả hai phiên bản của sản phẩm đều mang cùng số NPN là 80098979, nhưng có số lô khác nhau.

Sản phẩm thật có màu xanh lam và đỏ tươi trên nhãn, với khối lượng 236 ml hoặc 1 lít; trong khi phiên bản giả sử dụng màu xanh đậm và đỏ đậm trên nhãn, định lượng 250 ml. Các sản phẩm giả mạo được dán nhãn Lô 6942; Hết hạn vào tháng 5 năm 2023.

Bộ Y tế Canada cho biết bất kỳ ai có sản phẩm giả mạo nên ngừng sử dụng nó ngay lập tức hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn trong trường hợp đã sử dụng và cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mình. 

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã công bố một danh sách đầy đủ các chất khử trùng được phê duyệt để bán ở Canada cùng một danh sách khác ghi các sản phẩm có thể không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định nhưng an toàn để sử dụng.

Trước đó, Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội cũng phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội thu giữ hàng trăm chai nước dung dịch rửa tay diệt khuẩn không rõ nguồn gốc, tự pha chế để bán ra thị trường.

Kiểm tra tại địa chỉ phòng 1206, tòa N01A, chung cư K35 Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ gần 400 chai dung dịch nước rửa tay. Tại cơ quan công an, đối tượng Lê Văn Trung (SN 1991; ở xã Việt Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) khai nhận đã cùng với 7 đối tượng khác mua nguyên liệu gồm cồn, tinh dầu sau đó sử dụng các dụng cụ pha chế, đóng gói vào vỏ chai nhựa dung tích 150ml, dán nhãn hiệu một số sản phẩm đang lưu hành trên thị trường, sau đó bán để kiếm lời.

Mỗi chai bán ra thị trường từ 35.000 đến 38.000 đồng. Tính đến thời điểm bị phát hiện, các đối tượng đã bán ra thị trường khoảng 3.000 chai nước rửa tay các loại cho khoảng 1.500 khách hàng, thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.

My Lê
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.