Thủ tục giải thể doanh nghiệp có khó khăn?
Thủ tục giải thể doanh nghiệp phức tạp, từ thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện công việc….Nhiều doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh cho rằng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết?
Trong 4 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, gần 14.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tính từ đầu năm đến hết tháng 4 có khoảng 5.300 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và gần 5.800 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế. Cũng trong bốn tháng đầu năm có hơn 5.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Tuy nhiên, có rất nhiều hộ doanh nghiệp chia sẻ: "Sinh ra thì dễ, chết đi mới khó", "chết" mà không được "chôn"….Hay trái ngược hẳn với thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp hết sức phức tạp, từ thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện công việc, thời gian, công sức phải bỏ ra.
Theo Luật sư Hà Huy Phong – Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco chia sẻ trên tạp chí Tài chính doanh nghiệp: về cơ chế, cơ quan quản lý thuế cần nghiên cứu và đề xuất lên Quốc hội, Chính phủ những giải pháp có tính chiến lược và dài hơi hơn liên quan đến vận hành nền kinh tế, trong đó bao gồm việc quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý DN nói chung, trong đó có hoạt động kê khai, nộp thuế của DN.
Theo đó, hệ thống sẽ tự động phát hiện những sai phạm, gian lận khi tiếp nhận những dữ liệu của DN. Nếu trong tương lai chúng ta có thể tiến tới thực hiện được như vậy, thì sẽ không còn tình cảnh dồn việc xác định lại nghĩa vụ thuế tại thời điểm quyết toán thuế.
"Như vậy, khi DN có nhu cầu giải thể, cơ quan thuế sẽ rút ngắn được thời gian xác minh DN đã hoàn thành mọi nghĩa vụ thuế với Nhà nước hay chưa, để từ đó có thể xác định DN đã đủ điều kiện giải thể theo quy định và được thực hiện giải thể DN một cách nhanh chóng", ông Phong nói.
Theo quyết định của Hội đồng thành viên công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202, Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Công ty chỉ được giải thể khi bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
+ Nợ thuế;
+ Các khoản nợ khác.
Hoặc công ty không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Hiền HươngBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.