Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với tỉnh Nghệ An
Chiều 24/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An.
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát thực địa một số dự án trọng điểm tại Nghệ An
- Nghệ An: Thủ tướng Chính phủ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc tế Việt - Lào
- Nghệ An: Hào hùng và xúc động chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca bất diệt"
- Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghệ An
- Quan hệ hợp tác Nghệ An - CHDCND Lào: Vun đắp tình hữu nghị anh em Việt - Lào
Tham dự buổi làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa.
Báo cáo với Thủ tướng và Đoàn công tác của Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2022, GRDP của tỉnh ước tăng 8,44% (đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); xây dựng nông thôn mới có nhiều mô hình, cách làm hay, với số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt gần 73%; 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 7 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư mới và nâng cấp; doanh nghiệp và kinh tế tập thể phát triển nhanh về số lượng, đa dạng các ngành, nghề, lĩnh vực. Cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện ngày càng tốt hơn. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, công tác an sinh xã hội được bảo đảm.
Tại buổi làm việc, các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương phát biểu làm rõ những tiềm năng, thế mạnh; kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An; cho ý kiến đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh; đề xuất các giải pháp để Nghệ An phát triển nhanh và bền vững.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương nỗ lực của lãnh đạo, cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân tỉnh Nghệ An do đã đạt được những thành tựu quan trọng trong những năm qua, đặc biệt là năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022; cho rằng đây cũng là những đóng góp thiết thực, quan trọng vào kết quả chung của cả nước; là tiền đề quan trọng để Nghệ An phấn đấu đưa tỉnh có nhiều bước phát triển đột phá, mạnh mẽ trong thời gian tới.
Bên cạnh biểu dương những kết quả nổi bật, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế mà Nghệ An cần lưu ý khắc phục như: Phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế; cơ sở hạ tầng tuy phát triển nhanh nhưng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn dài hạn; thu hút đầu tư chưa có đột phá; đầu tư còn dàn trải; du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao hơn bình quân chung cả nước; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tiềm ẩn yếu tố phức tạp...
Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ một số tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh Nghệ An. Theo đó, tỉnh được ví như một Việt Nam thu nhỏ có vị trí chiến lược, nhiều tiềm năng, lợi thế với biển, rừng, biên giới, hệ thống giao thông đầy đủ, kết nối quốc tế.
Vị trí địa lý tạo cho Nghệ An vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An có diện tích đất đai rộng lớn, là tiềm năng để phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên quy mô lớn, tập trung.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cơ hội, lợi thế, nguồn lực để tỉnh Nghệ An bứt phá trong những năm tới là rất lớn nhưng phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn khi bối cảnh, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi phức tạp, nhanh chóng, khó lường.
Nghệ An phải hành động mạnh mẽ, tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 một cách căn cơ, bài bản, có mũi đột phá chiến lược, khơi thông các điểm nghẽn phát triển. Theo đó, ngay trong quý III/2022, Nghệ An phải hoàn thành Quy hoạch tỉnh, với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, để thông qua đó phát huy những tiềm năng, lợi thế và hóa giải những khó khăn, bất cập; theo hướng đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng.
Thủ tướng đề nghị tỉnh Nghệ An tiếp tục nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư; kiêu gọi các nhà đầu tư; phát huy, khai thác, đầu tư phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, chính trị; phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng; lưu ý vấn đề tôn giáo, dân tộc, an ninh biên giới, phòng chống ma túy; đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, nhất là các gia đình chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Thủ tướng nhấn mạnh 6 nhiệm vụ chung mà tỉnh Nghệ An phải thực hiện trong thời gian tới. Đối với các đề xuất, kiến nghị của Nghệ An, trên cơ sở các ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và khảo sát, nghiên cứu thực tế, Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí, trên nguyên tắc đảm bảo đúng các quy định của pháp luật; tạo cơ chế khơi thông, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển.
Thủ tướng đồng ý chủ trương giao UBND tỉnh Nghệ An là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chủ trì, huy động vốn từ nhiều nguồn để triển khai dự án cải tạo, nâng cấp sân bay Vinh, dự án Cảng nước sâu Cửa Lò, dự án cao tốc kết nối Cửa Lò với huyện Nam Đàn, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.Theo Thủ tướng, việc xây dựng đường cao tốc này tạo không gian phát triển mới cho địa phương, khai thác quỹ đất khu vực; nhấn mạnh giao tỉnh phải hoàn thành thủ tục triển khai đầu tư 3 công trình trọng điểm này từ nay đến cuối năm 2022 bởi đây là động lực phát triển. Làm được điều này thì "Nghệ An sẽ tự phát triển" bởi nhà đầu tư sẽ đến tỉnh nhiều hơn.
Thái Quảng - Lê DungTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.