Thủ tướng dự lễ thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Ngày 4/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ thông tuyến cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận. Lời hứa với 21 triệu dân ĐBSCL của Thủ tướng về dự án đường cao tốc đã thành hiện thực.
Phát biểu tại lễ thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Doanh nghiệp Dự án và các bên có liên quan đã nỗ lực thông tuyến đúng thời hạn như cam kết với Chính phủ và lòng mong đợi của hơn 21 triệu dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng cũng biểu dương cán bộ, công nhân lao động trên công trường đã làm việc 3 ca, không nghỉ lễ, tết, vừa làm việc vừa phòng chống tốt dịch COVID-19 để công trình sớm hoàn thành.
Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Ảnh: ĐH
Đây là lần thứ 4, Thủ tướng trực tiếp đến công trường Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận để kiểm tra, thúc đẩy tiến độ và động viên cán bộ, công nhân lao động thi công tại công trường.
Thủ tướng tin tưởng, với tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận thông xe, cùng lúc với khởi công Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sáng nay và nhiều tuyền đường khác đang và sẽ được triển khai, sẽ sớm giúp thông suốt giao thông giữa Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM và cả nước. Từ đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long giàu niềm năng sẽ có điều kiện phát triển nhanh cùng cả nước.
"Chúng ta đã có tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và việc thông tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận, cùng với việc đẩy mạnh cầu Mỹ Thuận và sáng nay đã dự khởi công tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ. Như vậy, trong tương lai chúng ta có kết nối liên hoàn cao tốc trên trục chính TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ và tiếp tục sẽ khởi công tuyến Cần Thơ – Cà Mau tạo nên sự kết nối quan trọng tuyến cao tốc Miền Tây Nam Bộ". Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cùng các đại biểu cắt băng thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Ảnh: ĐH
Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài toàn tuyến 51,1 km, bề rộng nền đường 17 m với 4 làn xe cơ giới. Điểm đầu dự án tại nút giao Thân Cửu Nghĩa và điểm cuối ở nút giao với Quốc lộ 30.
Dự án khởi công năm 2009 nhưng bị ngưng trệ đến năm 2015 mới tái khởi công lần thứ 2. Năm 2019, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả được giao làm chủ đầu tư chính của dự án. Dự án với tổng mức đầu tư được điều chỉnh là 12.668 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn BOT là 10.482 tỉ đồng, nguồn vốn nhà nước hỗ trợ dự án là 2.186 tỉ đồng.
Sau hơn một năm rưỡi tái khởi động, với sự nỗ lực vượt khó của hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân ngày đêm bám sát và miệt mài thi công công trình bằng tinh thần "ba xuyên" (xuyên đêm; xuyên lễ, tết; xuyên dịch COVID-19), đến nay, Doanh nghiệp Dự án đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là thông tuyến dự án cuối năm 2020.
Minh ĐăngCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.