Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1701/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, về phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch: Ranh giới Khu kinh tế Dung Quất được giới hạn theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011, với diện tích khoảng 45.332 ha; bao gồm diện tích các xã: Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải, Bình Phước, Bình Hòa, Bình Tân Phú, Bình Dương, Bình Thanh, Bình Châu, Bình Thới, thị trấn Châu Ổ và một phần diện tích các xã Bình Nguyên, Bình Long, Bình Hiệp, Bình Trung của huyện Bình Sơn; toàn bộ diện tích xã Tịnh Phong và một phần xã Tịnh Thọ thuộc huyện Sơn Tịnh, toàn bộ diện tích các xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ thuộc thành phố Quảng Ngãi; toàn bộ diện tích huyện đảo Lý Sơn và khu vực mặt biển liền kề.
Về mục tiêu quy hoạch: Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia nói chung và chiến lược phát triển biển Việt Nam nói riêng; xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành một khu vực phát triển kinh tế năng động, đột phá, hiện đại, hiệu quả và bền vững; xứng đáng với vị thế của một trung tâm kinh tế động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả quốc gia; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh - quốc phòng;
Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành khu vực phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trọng tâm lọc hóa dầu, năng lượng, trung tâm công nghiệp nặng, trung tâm hậu cần sân bay, cảng biển, trung tâm du lịch và dịch vụ của tỉnh Quảng Ngãi và của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Dung Quất; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, hiện đại, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả;
Từ nay đến năm 2025, hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi, triển khai một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau năm 2025, phát triển đồng bộ về công nghiệp; dịch vụ; thương mại; tài chính; văn hóa - xã hội; du lịch nghỉ dưỡng; gắn phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng. Đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng trong các đô thị, thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn cao; hướng đến đô thị biển phát triển thịnh vượng, bền vững;
Làm cơ sở để triển khai lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn khu kinh tế theo quy định và là công cụ pháp lý để Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi và chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và sự phát triển của khu kinh tế theo quy hoạch được duyệt.
Về tính chất, Khu kinh tế Dung Quất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu.
Là khu vực phát triển đô thị; trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Là một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên,...
Về tầm nhìn, đến năm 2050, Khu kinh tế Dung Quất là một trong những đô thị biển; trung tâm phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực quan trọng của quốc gia; đến năm 2050, Khu kinh tế Dung Quất lấy cảnh quan đô thị biển làm sức hấp dẫn, lấy nền tảng hạ tầng phát triển để đẩy mạnh kinh tế biển, hướng đến sự thịnh vượng,...
X. TrườngTrong tháng 9/2024, tuy bị thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3 và mưa lũ sau bão, nhưng tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông lâm thủy sản vẫn đạt mức trên 3%, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành nông nghiệp vẫn bảo đảm tốt cung ứng lương thực thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...